Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 145
Tổng lượt truy cập: 801.872
Những đối tượng nào được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
- Ngày đăng: 30-11-2022
- 225 lượt xem
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được nhiều ý kiến hỏi như sau: “Những đối tượng nào được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?”
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được nhiều ý kiến hỏi như sau: “Những đối tượng nào được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?”
Vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Tại Điều 3, Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam về Ưu đãi người có công với cách mạng, quy định: Người có công với cách mạng; Thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, cụ thể như sau:
I. Người có công với cách mạng, gồm 12 nhóm đối tượng sau:
1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
2) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
3) Liệt sĩ;
4) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
5) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
6) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
7) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
8) Bệnh binh;
9) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
10) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
11) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
12) Người có công giúp đỡ cách mạng.
II. Thân nhân của người có công với cách mạng: bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
(Xem chi tiết tại Điều 3, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng)./.
Nguyễn Trí Thanh
- Trẻ em trong giấy khai sinh chỉ có tên mẹ, không có tên cha (con ngoài hôn thú). Khi người mẹ bị chết thì trẻ em đó có thuộc diện được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng không? (15/09/2022)
- “Người cao tuổi từ đủ 75-80 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và cư trú tại địa bàn xã, thôn vùng đặc biệt khó khăn, nhưng có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng khác thì có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không?” (02/12/2022)
- Trường hợp người đang hưởng trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã, trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong, đồng thời là cũng một trong các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội thì có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không? (15/09/2022)
- Trường hợp người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng đang hưởng tuất bảo hiểm xã hội, không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì có được cấp thẻ Bảo hiểm y tế không? (15/09/2022)
- Trường hợp người từ 80 tuổi trở lên không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, nhưng đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội háng tháng, trợ cấp hàng tháng khác khi chết có được hỗ trợ chi phí mai táng không? (15/09/2022)
- Trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà bị chết do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác thì sẽ được hỗ trợ mai táng phí như thế nào? (15/09/2022)
- Đối tượng nào cần bảo vệ khẩn cấp được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội. Lập hồ sơ, thủ tục như thế nào? (15/09/2022)
- Những đối tượng bảo trợ xã hội nào thuộc diện được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội? Lập hồ sơ, thủ tục như thế nào? (15/09/2022)
- Trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác thì được hỗ trợ khẩn cấp như thế nào? (15/09/2022)
- Hỗ trợ khẩn cấp đối với người bị thương nặng, hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác. (15/09/2022)