Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội

Thông tin tiện ích
Lịch vạn niên
 

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 227

Tổng lượt truy cập: 801.954

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được một số ý kiến như sau: “Đối tượng nào cần bảo vệ khẩn cấp được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội. Lập hồ sơ, thủ tục như thế nào?”

        Vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Tại Điều 24, Điều 27, Điều 28 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 20/2021/NĐ-CP) đã quy định đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội và lập hồ sơ, thủ tục như sau:

I. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội (theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP), bao gồm:

1) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

2) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;

3)  Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

II. Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội

1. Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở.

2. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, bao gồm:

a) ờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);

c) Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đối tượng;

d)      Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;

đ) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);

e) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.

III. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội

Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:

1) Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:

Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở trợ giúp xã hội. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);

Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;

Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời; đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc;

Bước 4. Quyết định trợ giúp đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng;

Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định, Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

2) Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.

 (Xem chi tiết Điều 24, Điều 27, Điều 28 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP tại đây)./.

                                                                                        Nguyễn Trí Thanh

Tiếp nhận ý kiến
Hình ảnh hoạt động
Video