Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 1176
Tổng lượt truy cập: 813.603
Trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà bị chết do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác thì sẽ được hỗ trợ mai táng phí như thế nào?
- Ngày đăng: 15-09-2022
- 221 lượt xem
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nhận được một số ý kiến hỏi như sau: “Trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà bị chết do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác thì sẽ được hỗ trợ mai táng phí theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (bằng 20 lần mức chuẩn), hay Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (bằng 50 lần mức chuẩn?”.
Vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
- Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà bị chết thì được hỗ trợ chi phí mai táng; mức hỗ trợ bằng 20 lần mức chuẩn. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác thì được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn.
Như vậy, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà bị chết do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác thì sẽ được hỗ trợ mai táng phí mức cao nhất theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (bằng 50 lần mức chuẩn).
Ví dụ: Ông Lê Văn A, là đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (là người khuyết tật nặng), ông Lê Văn A không may bị chết do thiên tai. Trong trường hợp này, ông Lê Văn A được hưởng chế độ mai táng phí mức cao nhất là theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (bằng 50 lần mức chuẩn)./.
Nguyễn Trí Thanh
- Đối tượng nào cần bảo vệ khẩn cấp được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội. Lập hồ sơ, thủ tục như thế nào? (15/09/2022)
- Những đối tượng bảo trợ xã hội nào thuộc diện được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội? Lập hồ sơ, thủ tục như thế nào? (15/09/2022)
- Trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác thì được hỗ trợ khẩn cấp như thế nào? (15/09/2022)
- Hỗ trợ khẩn cấp đối với người bị thương nặng, hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác. (15/09/2022)
- Những đối tượng bảo trợ xã hội nào khi từ trần thì được hỗ trợ chi phí mai táng? Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng gồm những loại giấy tờ gì? Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng như thế nào? (15/09/2022)
- Hồ sơ và quy trình, thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng được quy định như thế nào? (15/09/2022)
- Những đối tượng nào thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (15/09/2022)
- Quy định một số trường hợp thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng (15/09/2022)
- Thủ tục và trình tự đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật (15/09/2022)
- Thủ tục di chuyển hồ sơ khi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội thay đổi nơi cư trú từ tỉnh này sang tỉnh khác. (15/09/2022)