Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 344
Tổng lượt truy cập: 802.071
Người có Bệnh án tâm thần phân liệt, nhưng thực tế vẫn còn lao động được và chủ động sinh hoạt cá nhân thì có được xác định khuyết tật đặc biệt nặng hay không?
- Ngày đăng: 15-09-2022
- 213 lượt xem
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được một số ý kiến hỏi như sau:
“Người có Bệnh án tâm thần phân liệt, có Sổ theo dõi và lĩnh thuốc hàng tháng tại Bệnh viện, nhưng thực tế vẫn còn lao động được (đi làm thợ xây, làm ruộng, ...) và chủ động sinh hoạt cá nhân. Đối với những người này có được xác định khuyết tật đặc biệt nặng hay không?”
Vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo Điểm 1.5, Mục IV, Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ Lao động- TB&XH về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện quy định:
Người có Kết luận của cơ quan y tế cấp tỉnh trở lên mắc bệnh tâm thần phân liệt thì được xác định khuyết tật đặc biệt nặng.
Người khuyết tật được cấp Giấy xác nhận khuyết tật đặc biệt nặng thì được trợ cấp xã hội hàng tháng. Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng theo quy định của Luật Người khuyết tật./.
Nguyễn Trí Thanh
- Cách xác định người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên đối với người mù chữ (do không tiếp cận được giáo dục dào tạo) (15/09/2022)
- Trợ cấp xã hội hàng tháng đối người khuyết tật cao tuổi (15/09/2022)
- Trợ cấp xã hội đối với trẻ em mồ côi không nguồn nuôi dưỡng (15/09/2022)
- Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật đã hưởng trợ cấp một lần tại Quyết định số 61; Quyết định số 290 (15/09/2022)
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động (15/09/2022)