Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 16
Hôm nay: 123
Tổng lượt truy cập: 812.550
Chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù
- Ngày đăng: 22-03-2024
- 140 lượt xem
Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin phổ biến điều kiện và đối tượng được hỗ trợ vay vốn, cụ thể như sau:
Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng và Chánh án TAND tỉnh Lê Hồng Quang trao quyết định giảm hết thời hạn chấp hành hình phạt tù cho các phạm nhân
Theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, quy định về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.
Đối tượng áp dụng theo Quyết định này gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội; Khách hàng vay vốn là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng vay vốn quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định này; Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, cụ thể như sau:
- Đối tượng vay vốn
Theo Khoản 1, điều 3, Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg quy định:
a) Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.
2. Điều kiện vay vốn
Theo Khoản 2, điều 3, Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg quy định
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định này.
Theo Khoản 1, điều 3, Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg quy định: Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Phương thức cho vay
Theo điều 4, Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg quy định:
3.1. Đối với người chấp hành xong án phạt tù
a) Thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.
3.2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp.
4. Mức vốn cho vay
Theo điều 6, Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg quy định:
4.1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
4.2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10-10-2023.
Xem toàn văn bản Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg tại đây.
Lê Diệu Thuần
- Làm việc không trọn thời gian được trả lương như thế nào theo quy định của pháp luật lao động (22/03/2024)
- Một số nguyên tắc khi xử lý kỷ luật lao động (22/03/2024)
- Giám sát thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển Kinh tế- Xã hội (15/01/2024)
- Quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2024 (15/01/2024)
- Công tác phối hợp trong giải quyết các tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới (11/12/2023)
- Nghị định Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng (20/08/2023)
- Quy định về việc xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành Hành chính, Văn thư (22/11/2022)
- Tiền lương thực hiện năm 2020 và kế hoạch tiền thưởng Tết Dương lịch, Âm lịch 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (30/03/2022)
- Quy định mới về công tác quản lý lao động (30/03/2022)
- Quy định mới về tuổi nghỉ hưu (30/03/2022)