Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội

Thông tin tiện ích
Lịch vạn niên
 

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 151

Tổng lượt truy cập: 790.489

Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của đơn vị trên cơ sở kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc và cải cách hành chính; tăng cường kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu, phát triển, nâng cấp các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho công tác tham mưu, thông tin, phục vụ và công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tại cơ quan; đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy cải cách hành chính trong hoạt động của đơn vị.

 

Đồng chí Lê Nguyên Hồng, TUV, Giám đốc Sở Lao động- TB&XH trao giải nhất cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Tìm hiểu và tuyên truyền chính sách ngành Lao động - Thương binh và Xã hội gắn với Cải cách hành chính

Trong những năm qua, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã nỗ lực đề ra nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đặc biệt đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường số, cụ thể: 

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc

- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Kế hoạch số 2550/KH-SLĐTBXH ngày 03/10/2022 về chuyển đổi số ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh về Chuyển đổi số.

- Nâng cao hiệu quả việc khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác được tiến hành thường xuyên trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức. Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, Hệ thống thư tiện tử, hồ sơ công việc được triển khai thực hiện tốt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công việc. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựng cổng thông tin điều hành nội bộ năm 2016, tạo điều kiện thuận lợi trong chỉ đạo điều hành giải quyết công việc, các nhiệm vụ giao cho các phòng chuyên môn được triển khai nhanh chóng, công tác báo cáo đã được các phòng kịp thời cập nhật đảm bảo tiến độ được giao.

Cổng thông tin điều hành nội bộ của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

- 100% cán bộ công chức đã sử dụng địa chỉ email công vụ để phục vụ giao dịch trong công tác. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai ký số văn bản qua môi trường mạng từ năm 2019, những văn bản ký số được văn thư tạo văn bản điện tử trên hệ thống và chuyển bản điện tử không gửi kèm bản giấy, đảm bảo cho việc trao đổi văn bản giữa các cơ quan nhà nước nhanh, kịp thời, chính xác và tiết kiệm.

- Sử dụng hệ thống phần mềm một cửa điện tử chung của tỉnh trong việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ công việc, đảm bảo việc kiểm soát thời gian nhận và trả kết quả theo quy định của thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện ký số điện tử, các văn bản điện tử trong quá trình giải quyết, xử lý dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.

- Năm 2022, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu và tuyên truyền chính sách ngành Lao động - Thương binh và Xã hội gắn với Cải cách hành chính”. Nội dung của cuộc thi bao gồm: Các Chính sách Lao động, Người có công và Xã hội  gồm 10 lĩnh vực của ngành; Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.  Đã xây dựng ngân hàng câu hỏi với hơn 1.000 câu hỏi liên quan đến các chính sách của ngành mới ban hành.  Đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tổ chức thi trực tuyến nhằm tiết kiệm thấp nhất kinh phí tổ chức, thời gian thực hiện, tạo điều kiện cho tất cả cán bộ của ngành tham gia, nắm rõ kiến thức của ngành. Cuộc thi được đánh giá là hoạt động có sức lan tỏa sâu rộng đến từng cán bộ CCVC và người lao động, nâng cao được nhận thức hiểu biết về các chế độ chính sách của ngành, giúp củng cố kiến thức của CBCCVC và NLĐ về các nội dung lĩnh vực của ngành, đáp ứng yều cầu trong tình hình mới.

Về xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối dữ liệu

Để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan để xây dưng cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhóm đối tượng này. Đã ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai hệ thống thông tin đến cấp cơ sở, đảm bảo việc cập nhật dữ liệu được kịp thời cũng như việc truyền, nhận và quản lý dữ liệu được kịp thời và đồng bộ từ địa phương.

  • Đã chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em; tính  đến ngày 11/9/2023, đã  chuẩn  hóa  làm  sạch  dữ  liệu  trẻ  em 117.449/137.534 trẻ em (đạt 85,4%); hiện nay còn 20.085 dữ liệu trẻ em chưa được chuẩn hóa làm sạch. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn số 2371/SLĐTBXH-BTXHTE ngày 11/8/2023 đề nghị các địa phương  hoàn thành việc rà soát, chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em trước ngày 30/12/2023.
  • Chỉ đạo các địa phương cập nhật cơ sở dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội, đến nay 100% đối tượng bảo trợ xã hội (47.256 người) đã được cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  • Đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 16/3/2023 về thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin người lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, đã tổ chức 03 hội nghị hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin người lao động trên địa bàn tỉnh; tính đến ngày 10/11/2023 đã thu thập dữ liệu hơn 150.000 người lao động.
  •  Đã số hóa khoảng 50.000 hồ sơ người có công với cách mạng, tạo điều kiện hết thuận lợi trong tìm kiếm và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến chính sách người có công với cách mạng. 
  • Đã tham mưu UBND cho chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rà soát, quản lý hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Sở Lao động –Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phần mềm rà soát, quản lý hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 25/7/2023 về việc triển khai chi trả không dùng tiền mặt cho đối tượng an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; hiện nay Sở Lao động -Thương binh và Xã hội phối hợp với Bưu điện  tỉnh xây  dựng Dự thảo Quy trình chi trả không dùng tiền  mặt đến đến các đối  tượng hưởng  chính  sách  an  sinh  xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựng phần mềm quản lý người học nghề; đã chỉ đạo các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp cập nhật dữ liệu, khai thác, sử dụng các phần mềm: Phần mềm cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trang thông tin tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, Ứng dụng chọn nghề trên thiết bị di động, trang thông tin tra cứu văn bản giáo dục nghề nghiệp theo đúng tiến độ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp với các địa phương xây dựng danh mục dịch vụ công trực tuyến trình UBND tỉnh phê duyệt Quyết định ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2023. Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp 114 dịch vụ công trực tuyến, trong đó dịch vụ công trực tuyến toàn trình 69 thủ tục, dịch vụ công trực tuyến một phần 45 thủ tục.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Phục vụ hành chính công, đơn vị cung cấp Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh thống nhất các nội dung liên quan kết nối kỹ thuật giữa, đến nay đã kết nối liên thông Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh với Hệ thống phần mềm Đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến phục vụ tiếp nhận, giải quyết và theo dõi hồ sơ thủ tục hành chính liên quan đến chính sách sách trợ giúp xã hội. Quảng Trị là một trong số 35 tỉnh đã hoàn thành việc kết nối, theo số liệu cập nhật ngày 22/05/2023 của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội.

Với đặc thù quản lý một lĩnh vực rộng, mang tính báo quát như an sinh xã hội, trong thời gian tới, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cần tiếp tục đầy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành xử lý công việc trên môi trường số, thông qua những biện pháp cụ thể như sau:

Một là, tăng cường hoạt động tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động. Nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và xử lý công việc là một trong những giải pháp quan trọng. Việc nhận thức ở đây trước hết phải bắt đầu ở các cấp lãnh đạo rồi đến công chức, viên chức. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo chức danh gắn với vị trí việc làm. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Hai là, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan. Thường xuyên tuyên truyền về cải cách hành chính, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền cải cách hành chính, đưa thông tin tuyên truyền đến gần người dân, tổ chức. Nâng cao hiệu quả việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông giữa các cấp, nâng cao chất lượng phục vụ và tạo điều kiện tốt nhất cho cá nhân, tổ chức khi tham gia thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội.

Ba là, Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn công dân, doanh nghiệp đăng ký và sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong lấy ý kiến đo lường sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp về việc giải quyết thủ tục hành chính. Xây dựng phần mềm quản lý người lao động nước ngoài; số hóa hồ sơ lưu trữ về hồ sơ của người lao động của các công ty, doanh nghiệp mà Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đang quản lý, xây dựng phần mềm quản lý để thuận lợi trong tìm kiếm và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động. Sớm hoàn thiện các cơ sở dữ liệu về người có công với cách mạng, về quản lý người học nghề, về quản lý người lao động, các hộ nghèo, cận nghèo, dữ liệu về trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội gắn liền với sơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bốn là, gắn kết chặt chẽ ứng dụng Công nghệ thông tin với cải cách hành chính, thực hiện chuẩn hóa quy trình, thủ tục hành chính; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 phục vụ công tác cải cách hành chính, thủ tục hành chính.

Năm là, phổ biến và triển khai kịp thời các hướng dẫn thực thi công tác an toàn, an ninh thông tin. Tổ chức quán triệt việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức, đặc biệt là cán bộ ở các bộ phận quan trọng. Đưa nội dung thực hiện chính sách đảm bảo an toàn thông tin vào trong các hoạt động xây dựng chính quyền điện tử. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc trong triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin điều hành, xử lý công việc trên môi trường số giúp công tác an sinh xã hội được bảo đảm; công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai công việc của đơn vị  kịp thời, sâu sát, hiệu quả. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành cũng như công tác chuyên môn, trong thời gian tới, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục tổ chức triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác và thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao./.

                                                                                                                                                                                                           Diệu Thuần

Tiếp nhận ý kiến
Hình ảnh hoạt động
Video