Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 6
Hôm nay: 301
Tổng lượt truy cập: 790.254
Rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
- Ngày đăng: 31-03-2022
- 221 lượt xem
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
- Bước 2. Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận, cấp giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp và chuyển Sở LĐ-TB và XH.
- Bước 3. Sở LĐ-TB và XH tiếp nhận, xử lý.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động-TB và XH kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ đối với đối với người lao động thu lại của doanh nghiệp cho thuê và trình Chủ tịch UBND tỉnh cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ.
- Bước 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản chấp thuận rút tiền ký quỹ và phương án sử dụng tiền ký quỹ (nếu có) gửi doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ.
- Bước 5. Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận và trả kết quả cho doanh nghiệp.
- Bước 6. Sau khi có văn bản chấp thuận rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, doanh nghiệp cho thuê nộp hồ sơ theo quy định tại ngân hàng nhận ký quỹ;
- Bước 7. Ngân hàng nhận ký quỹ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp, nếu hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp thực hiện rút tiền ký quỹ. Trường hợp rút tiền ký quỹ theo quy định tại các điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP thì việc thanh toán, bồi thường cho người lao động do ngân hàng nhận ký quỹ trực tiếp chi trả theo phương án đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (địa chỉ: 22 Trần Hưng Đạo, Đông Hà, Quảng Trị) và nộp trực tiếp tại ngân hàng nhận ký quỹ.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
* Hồ sơ nộp tại Sở Lao động-TB và XH:
- Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ do người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký;
- Phương án sử dụng số tiền rút từ tài khoản ký quỹ, gồm: lý do, mục đích rút tiền ký quỹ; danh sách, số lượng người lao động, số tiền, thời gian, phương thức thanh toán đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại các điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP;
- Báo cáo việc hoàn thành nghĩa vụ và văn bản chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại trong trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động tại ngân hàng thương mại khác đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP.
* Hồ sơ rút tiền ký quỹ gửi ngân hàng nhận ký quỹ:
- Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ do người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký;
- Văn bản chấp thuận rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chứng từ rút tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ (nếu có).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Sở Lao động - TB và XH tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và trình UBND tỉnh chấp thuận rút tiền ký quỹ; ngân hàng nhận tiền ký quỹ cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ hoặc trực tiếp chi trả cho người lao động theo phương án đã được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Rút tiền ký quỹ.
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Văn bản chấp thuận rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 29/2019/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng thanh toán tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến thời hạn thanh toán;
- Doanh nghiệp cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đến thời hạn bồi thường;
- Doanh nghiệp không được cấp giấy phép;
- Doanh nghiệp cho thuê bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;
- Doanh nghiệp cho thuê đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại khác.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.