Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 196
Tổng lượt truy cập: 789.631
Thủ tục giám định vết thương còn sót: 1.002382
- Ngày đăng: 31-03-2022
- 180 lượt xem
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người hưởng chính sách như thương binh (thương binh) làm đơn đề nghị giám định vết thương còn sót gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ quy định.
+ Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ có trách nhiệm đối chiếu, sao hồ sơ gốc đang lưu tại Sở để giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.
+ Bước 3:Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền tổ chức khám giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, chuyển biên bản giám định y khoa đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã giới thiệu giám định.
+ Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót
+ Bản sao giấy chứng nhận bị thương.
+ Bản sao biên bản của các lần giám định trước;
+ Kết quả chụp, chiếu kèm chẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể;
+ Phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.
- Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc (đối với Sở Lao động-TB&XH).
- Đối tượng thực hiện TTHC : Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trở lên.
- Kết quả thực hiện TTHC: Biên bản giám định vết thương còn sót, Quyết định điều chỉnh trợ cấp.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
- Yêu cầu, điều kiện: Không
- Căn cứ pháp lý:
- Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Nghị định 31/2013/NĐ-CP - Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH - Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân;
- Xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người bị thương không thuộc lực lượng công an, quân đội trong chiến tranh từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ 1.002741.000.00.00.H50 (31/03/2022)
- Hỗ trợ, di chuyển hài cốt liệt sĩ 1.003159.000.00.00.H50 (31/03/2022)
- Thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ 1.003057.000.00.00.H50 (31/03/2022)
- Lập Sổ theo dõi và cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình 1.003042.000.00.00.H50 (31/03/2022)
- Thủ tục đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ 1.003025 (31/03/2022)
- Thủ tục bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ 1.002745.000.00.00.H50 (31/03/2022)
- Hồ sơ, thủ tục thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động kháng chiến được tặng Huân chương, Huy chương chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi 1.005387.000.00.00.H50 (Đã bãi bỏ tại QĐ 1892/QĐ-UBND)) (09/11/2024)
- Thủ tục giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ: (31/03/2022)
- Thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng 1.002519.000.00.00.H50 (31/03/2022)
- Thủ tục di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng: 1.002487 (31/03/2022)