Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 18
Hôm nay: 22392
Tổng lượt truy cập: 788.452
Phấn đấu 80% trẻ em có vấn đề sức khoẻ tâm thần và 100% trẻ em mồ côi được bảo vệ, chăm sóc
- Ngày đăng: 21-02-2024
- 164 lượt xem
Đó là những mục tiêu Kế hoạch số 32/KH-UBND, ngày 06 tháng 02 năm 2024 của UBND tỉnh Quảng Trị Triển khai thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2024 -2030.
Trẻ em tâm thần cần được điều trị sớm để tăng cơ hội điều trị hiệu quả
Chương trình được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh trong giai đoạn 2024 – 2030. Với mục tiêu cụ thể, phấn đấu 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng; Phấn đấu 100% trẻ em mồ côi được chăm sóc thay thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời, tại các cơ sở trợ giúp xã hội, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ phù hợp.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm
(Đồng chí Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà cho trẻ em tại Trung tâm PHCN Thiện Tâm, TP Đông Hà nhân dịp Tết Trung thu năm 2023)
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: (1) Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi với các hình thức. Kiện toàn và phát huy hiệu quả, hoạt động của Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em các cấp trong hoạt động tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân các cấp về các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, chính sách, xây dựng và triển khai mô hình đa dạng, linh hoạt, trong đó chú trọng chăm sóc thay thế cho trẻ em tại gia đình và duy trì hoạt động các mô hình đã, đang được triển khai có hiệu quả, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội thực hiện công tác bảo vệ trẻ em. (2) Bên cạnh đó, truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, bảo vệ và chăm sóc trẻ em mồ côi, chú trọng cung cấp các thông tin về quyền trẻ em, kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ, người chăm sóc, người nhận chăm sóc thay thế trẻ em về chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi. Chú trọng cung cấp các thông tin về quyền trẻ em, kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ, người chăm sóc, người nhận chăm sóc thay thế trẻ em về chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi. (3) Ngoài ra, tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành đặc biệt là cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, giáo viên làm công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, đội ngũ nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội tại cơ sở giáo dục, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tại cộng đồng về hỗ trợ, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi. (4) Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em toàn diện và liên tục như tăng cường các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu trong phòng ngừa và phát hiện sớm các rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em; củng cố công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Phát triển dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện sớm, tư vấn tham vấn cho trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ rối loạn tâm thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng; xây dựng mạng lưới dịch vụ, kết nối, chuyển tuyến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; phát triển chương trình tư vấn, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần; Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học; triển khai giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh; phát triển mạng lưới giáo viên, nhân viên, cộng tác viên có kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh tại các các cơ sở giáo dục phổ thông. (5) Đối với trẻ em mồ côi cần tăng cường phát triển dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc thay thế phù hợp và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu để phát triển toàn diện. Ưu tiên chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi tại gia đình bởi người thân thích, người không thân thích, nhận con nuôi; Phát triển mạng lưới dịch vụ tìm gia đình chăm sóc thay thế, tư vấn, hỗ trợ các gia đình về chăm sóc thay thế. Tăng cường dịch vụ công tác xã hội triển khai chăm sóc thay thế trẻ em. Hướng dẫn tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp các dịch vụ cho trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định pháp luật; Tăng cường chuyển trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tập trung về các cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế, nhận con nuôi; Phát động, duy trì phong trào xã hội tham gia chăm sóc, hỗ trợ trẻ em mồ côi, gia đình, cá nhân nhận chăm sóc thay thế, nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi. (6) Cần chú trọng và đẩy mạnh truyền thông về các quyền của trẻ em, nhất là quyền được trợ giúp pháp lý đối với các cơ quan chức năng, cơ sở giáo dục, chính quyền địa phương nơi trẻ sinh sống và gia đình, người nuôi dưỡng... đặt biệt là đối với trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần.(7) Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, kết nối mạng lưới chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi. Đưa nhiệm vụ triển khai công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi vào nhiệm vụ trọng tâm bảo vệ trẻ em các cấp. (8) Theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch. Nghiên cứu, khảo sát, phân tích các nhóm trẻ em để đánh giá về tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi. (9) Tăng cường huy động nguồn lực xã hội từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Trao đổi học tập kinh nghiệm, sáng kiến để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi.
Ảnh minh hoạ
Nhằm thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1990, thời gian qua tỉnh Quảng Trị đã quan tâm ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; lồng ghép các mục tiêu về trẻ em vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương, qua đó tạo điều kiện để trẻ em được chăm sóc toàn diện về sức khoẻ, học tập, vui chơi giải trí, phát triển tài năng...Với việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ cùng với những nhóm giải pháp chi tiết, cụ thể tại Kế hoạch, công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em và chăm sóc trẻ em mồ côi của tỉnh Quảng Trị trong những năm tới hứa hẹn sẽ đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất, tinh thần, sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh./.
Trần Thanh Tâm
- Sôi nổi các hoạt động trong dịp Tết Trung thu năm 2023 (23/10/2023)
- Diễn đàn trẻ em tỉnh Quảng Trị năm 2023 - Sân chơi về quyền tham gia của trẻ em (30/06/2023)
- Sôi nổi các hoạt động nhân Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Quảng Trị năm 2023 (02/06/2023)
- Quảng Trị - phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 (02/06/2023)
- Những thành tựu nổi bật của Dự án “Phòng, chống đuối nước cho trẻ em tỉnh Quảng Trị năm 2022”. (04/04/2023)
- Quảng Trị: Tổ chức Lễ phát động và Hội thi về phòng, chống đuối nước cho trẻ em năm 2023. (04/04/2023)
- Tuyên truyền tư vấn tại cộng đồng cho phụ huynh có con là trẻ tự kỷ - Cách tiếp cận mới trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (02/11/2022)
- Triển khai thí điểm mô hình Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2022 (02/11/2022)
- Quảng Trị - Mang Trung thu đến với trẻ em vùng khó khăn (14/09/2022)
- Hội thảo lắng nghe trẻ em nói tỉnh Quảng Trị với chủ đề: “Tiếng nói trẻ em với các vấn đề liên quan thực thi quyền trẻ em, lên tiếng với bạo lực, xâm hại trẻ em” năm 2022 (09/07/2022)