Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội

Thông tin tiện ích
Lịch vạn niên
 

Đang truy cập: 35

Hôm nay: 365

Tổng lượt truy cập: 812.792

 Năm 2022, Quảng Trị là một trong ba địa phương trên cả nước được Cục Trẻ em - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quan tâm chọn điểm để triển khai Đề án mô hình thí điểm chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời tại huyện Đakrông, với mục tiêu hướng đến Bảo đảm cho trẻ em đến 8 tuổi được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, được bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo độ tuổi nhằm thực hiện các quyền của trẻ em.

Đ/c Châu Thị Minh Anh - Trưởng Phòng chăm sóc Trẻ em – Cục Trẻ em phát biểu tại Hội nghị

 

Những năm đầu đời được gọi là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển trẻ thơ. Việc quan tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ từ 0-8 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi là cơ sở và nền tảng cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo của con người. Vì vậy, việc triển khai Đề án mô hình thí điểm chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời là một trong những việc làm thiết thực, ý nghĩa, mang đậm tính nhân văn sâu sắc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn:"Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt". Thấm nhuần tư tưởng của Người, những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh điều đó trong Luật Trẻ em 2016 cũng quy định rỏ: “Phát triển toàn diện trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em”.

Tỉnh Quảng Trị hiện có 182.093 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 28.4% dân số). Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đông, trên 20.000 trẻ (chiếm 11% số trẻ em toàn tỉnh). Ngoài việc quan tâm triển khai thực hiện đảm bảo các quyền cơ bản và nhu cầu chính đáng của trẻ em về chăm sóc sức khoẻ, học tập, vui chơi giải trí; phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em thì việc quan tâm, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề đang rất được trú trọng hiện nay nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội phát triển toàn diện đối với mọi trẻ em. Chính vì thế, tỉnh Quảng Trị chọn huyện Đakrông (02 xã Hướng Hiệp và Đakrông) để xây dựng mô hình thí điểm chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời với mong muốn trẻ em vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em có cơ hội đến trường học tập, vui chơi, giảm bớt thiếu thốn, thiệt thòi…

Mô hình được khởi động và triển khai từ tháng 10/2022 với 4 hoạt động chủ yếu, bao gồm: Khảo sát, đánh giá nhu cầu số liệu trẻ em 0-8 tuổi; tổ chức Hội nghị tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh, Ban điều hành cấp huyện, xã và cộng tác viên về tư vấn, hướng dẫn làm cha mẹ, cách thu thập thông tin, báo cáo, đánh giá nhu cầu trẻ em và kết nối mạng lưới dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện cho trẻ em; Truyền thông tại địa phương về kỹ năng làm cha mẹ; chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em, sự phát triển trí tuệ và vui chơi cùng trẻ; can thiệp hành vi của trẻ; phòng chống xâm hại, tình dục trẻ em; an toàn cho con (Hỗ trợ sinh hoạt nhóm cộng tác viên truyền thông, tư vấn cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ tại cộng đồng; Xây dựng và lắp đặt pano truyền thông tại địa bàn tổ chức thí điểm mô hình.

Description: C:\Users\MyPC\Desktop\z3830940746394_d2f1bde1e1ad6db2a69439753fb4db44.jpg

Đ/c Châu Thị Minh Anh - Trưởng Phòng chăm sóc Trẻ em – Cục Trẻ em phát biểu tại Hội nghị

Ngày 24-25/10/2022, Cục Trẻ em phối hợp với Sở Lao động  - Thương binh và Xã hội tổ chức “Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị”. Thông qua hội nghị, những nội dung liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, giáo dục và bảo vệ trẻ em những năm đầu đời trên địa bàn tỉnh được Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y Tế, hội LHPN báo cáo, thảo luận để nắm bắt tình hình và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo cho trẻ có cuộc sống an toàn, lành mạnh, ngăn chặn tình trạng trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc bị tổn thương ... thông qua hành lang pháp lý là Luật Trẻ em năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây cũng là dịp để hướng dẫn, trang bị kiến thức cho đội ngũ cộng tác viên trẻ em tại 02 xã Hướng Hiệp và Đakrông trong việc hướng dẫn điều tra, khảo sát đánh giá nhu cầu của trẻ em trên địa bàn và hướng dẫn nội dung truyền thông về kỹ năng làm cha mẹ; chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em; sự phát triển trí tuệ và vui chơi cùng trẻ; can thiệp hành vi của trẻ; phòng chống xâm hại, tình dục trẻ em; an toàn cho con, ...

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thế Hậu – Trưởng phòng Bảo trợ xã hội - Trẻ em, Sở LĐ-TB&XH cho biết “Khi triển khai thí điểm mô hình tại huyện Đakrông, Sở rất mong muốn các cấp, ngành quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo để triển khai thực hiện Mô hình có hiệu quả; đề nghị Ban điều hành và Cộng tác viên mô hình chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại 02 xã: Hướng Hiệp và Đakrông phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trong việc lĩnh hội kiến thức và tổ chức triển khai tại 02 địa phương phấn đấu sau khi triển khai mô hình, số trẻ em từ 0-8 tuổi được khảo sát, tuyên truyền, hỗ trợ thuộc địa bàn 02 xã được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, mối quan hệ xã hội và thực hiện quyền trẻ em”.

Cũng trong dịp này, Cục trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trao tặng 60 suất quà trị giá 12.000.000đ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn huyện Đakrông./.

                                                                                                                                                                                                                                     Đào Nhung

Tiếp nhận ý kiến
Hình ảnh hoạt động
Video