Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 14
Hôm nay: 22818
Tổng lượt truy cập: 788.878
Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2012-2018
- Ngày đăng: 28-03-2022
- 215 lượt xem
Địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị gồm có 47 xã, thị trấn, trong đó có 41 xã, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (chủ yếu là dân tộc Vân Kiều và Pa Cô). Tính đến thời điểm đầu năm 2019, dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi là 41.694 hộ, với 177.386 khẩu, chiếm 28,27% dân số toàn tỉnh; trong đó, tổng số hộ dân tộc thiểu số (DTTS) là 18.063 hộ, với 86.051 khẩu, chiếm khoảng 13,71% dân số toàn tỉnh. Đồng bào DTTS phân bổ trên 41 xã, thị trấn gồm: toàn bộ 22 xã, thị trấn của huyện Hướng Hóa; 13 xã, thị trấn của huyện Đakrông; 01 thôn Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ; 02 xã (Linh Thượng và Vĩnh Trường) của huyện Gio Linh và 03 xã (Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà) của huyện Vĩnh Linh.
Trong 6 năm qua (2012-2018), dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các Sở, ban ngành liên quan với các tổ chức đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức quốc tế và sự nhận thức đúng đắn của cộng đồng đối với công tác giảm nghèo, do đó công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị đã đạt được kết quả quan trọng.
Về hỗ trợ đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu: Trong giai đoạn 2012-2018, tổng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 420,2 tỷ đồng (trong đó: vốn đầu tư phát triển: 390,7 tỷ đồng; vốn sự nghiệp duy tu bão dưỡng: 29,5 tỷ đồng) để hỗ trợ đầu tư 327 công trình cơ sở hạ tầng tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị. Nhìn chung, các công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng và đã phát huy hiệu quả, phục vụ tốt cho sản xuất, dân sinh và phát triển kinh tế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay, có 100% số xã đã có đường giao thông về đến trung tâm xã được cứng, 80% số thôn, bản có đường giao thông đi lại được cả hai mùa; 100% số xã có trạm y tế; 100% số xã có công trình thuỷ lợi nhỏ; 100% số xã có điện lưới quốc gia; 100% số xã có trường tiểu học, 75% số xã có trường trung học cơ sở; phần lớn các thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng.
Về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo: Trong giai đoạn 2012-2018, tổng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đã hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo là 82,9 tỷ đồng. Nội dung tập trung vào hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ phân bón; hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất; hỗ trợ vắcxin tiêm phòng gia súc, gia cầm; hỗ trợ trồng và chăm sóc rừng tập trung; hỗ trợ xây dựng mô hình giảm nghèo. Nhìn chung, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo đã tác động trực tiếp đến hộ nghèo và bước đầu đem lại các kết quả nhất định, hộ nghèo có thêm vật tư, phân bón, giống các loại cây trồng để phát triển sản xuất; được trang bị các loại công cụ để sản xuất, máy móc để chế biến bảo quản nông sản phẩm; đồng thời được tham quan, tập huấn nâng cao năng lực trong quá trình sản xuất. Dự án góp phần phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, giúp nhiều hộ thoát nghèo vươn lên khá giả. Nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi:
Giai đoạn 2012 – 2015,hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 14.775 hộ nghèo DTTS (đầu năm 2012) xuống còn 6.832 hộ nghèo DTTS (cuối năm 2015); bình quân mỗi năm giảm 1.985 hộ nghèo dân tộc thiểu số;
Giai đoạn 2016 – 2018, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 1.504 hộ nghèo DTTS, giảm từ 11.138 hộ nghèo DTTS (đầu năm 2016) xuống còn 9.634 hộ nghèo DTTS (cuối năm 2018); bình quân mỗi năm giảm 501 hộ nghèo dân tộc thiểu số.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn gặp một số khó khăn, hạn chế:
- Tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn cao, hiện tại vùng miền núi còn 29 xã, 22 thôn bản đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo một số xã còn rất cao như: xã Vĩnh Ô (75,15%), xã A Xing (72,6%), xã Ba Tầng (69,67%), đặc biệt là việc tái nghèo vẫn còn diễn ra, mặt bằng đời sống, khoảng cách giàu nghèo chênh lệch giữa các vùng còn lớn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
- Cơ chế thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, kinh phí Trung ương phân bổ cho một số chương trình, chính sách giảm nghèo còn hạn chế, một số chính sách có vốn cấp không đầy đủ; định mức hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu thực tế, chưa có cơ chế linh hoạt trong thủ tục đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu và hiệu quả đạt được của chính sách.
- Một bộ phận người nghèo, người dân tộc thiểu số chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của chính mình, còn trông chờ, ỷ lại, thiếu quyết tâm vươn lên, vượt qua nghèo đói.
Trong thời gian tới để công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị có hiệu quả hơn, cần tập trung thực hiện mốt số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo; tuyên truyền, phổ biến các mô hình điển hình giảm nghèo bền vững để nhân rộng. Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án của Trung ương cũng như địa phương, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (trong đó có Chương trình 135). Tập trung huy động mọi nguồn lực để tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu tại địa bàn huyện nghèo Đakrông theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hưởng kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã ban hành, gắn với Chương trình giảm nghèo và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu, huyện nghèo Đakrông giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên 4%; các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên 3%. Cuối năm 2019, cơ bản không còn hộ gia đình chính sách người có công thuộc diện hộ nghèo.
- Tập trung đầu tư phát triển sản xuất, ổn định đời sống, gắn với giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện lợi thế từng địa bàn vùng dân tộc và miền núi, mở rộng quy mô sản xuất một số cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Tập trung đẩy mạnh chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số và hộ gia đình chính sách người có công (theo nội dung Công văn số 5308/UBND-VX ngày 07/11/2018 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo chính sách người có công giai đoạn 2018-2020).
- Chỉ đạo, thực hiện tốt Chương trình phối hợp giữa ngành Lao động- TB&XH với các tổ chức Đoàn thể nhân dân các cấp (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên) trong việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017- 2020. Các tổ chức đoàn thể nhân dân chỉ đạo, phân công từng chi đoàn, chi hội theo dõi, giúp đỡ từng hộ nghèo có chủ hộ là Hội viên đoàn thể của mình một cách cụ thể, thiết thực để vươn lên thoát nghèo.
- Huy động đầu tư các thành phần kinh tế vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tập trung huy động mọi nguồn vốn ODA, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc và chính sách giảm nghèo; nắm tình hình, chủ động phát hiện và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo./.
Trí Thanh
- Chính sách mới về hỗ trợ cho nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh (28/03/2022)
- Nhìn lại 5 năm (2013-2018) thực hiện một số chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (09/07/2022)
- Công tác đối với người cao tuổi ở tỉnh Quảng Trị – Kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới (28/03/2022)
- Một số kết quả đạt được và những nhiệm vụ trọng tâm về hoạt động trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (09/07/2022)
- Các văn bản mới về lĩnh vực bảo trợ xã hội và giảm nghèo (09/07/2022)
- Một số quy định mới trong việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện (30/03/2022)
- Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (30/03/2022)
- Một số nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2020 (30/03/2022)
- Hội thảo đánh giá thực trạng nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. (30/03/2022)
- Quy định mới về định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ trợ giúp xã hội (30/03/2022)