Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội

Thông tin tiện ích
Lịch vạn niên
 

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 119

Tổng lượt truy cập: 801.846

Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền trung, có diện tích tự nhiên là 4.745 km2, dân số 626.000 người, trong đó có khoảng 120.178 người có công với cách mạng đã được xác nhận, chiếm gần 20% dân số. So với mặt bằng chung của cả nước, đời sống của người dân Quảng Trị nói chung, người có công và thân nhân người có công nói riêng còn đứng trước nhiều khó khăn bởi có một thời lịch sử hào hùng kiên cường anh dũng đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước, cuộc chiến tranh ác liệt ấy đã làm bao người con ưu tú, bao chiến sĩ, đồng bào ngã xuống cho sự hòa bình và phồn thịnh của đất nước hôm nay.

Đ/c Phan Văn Linh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thăm đối tượng người có công với cách mạng

 

Phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” người dân Quảng Trị luôn biết ơn, trân trọng và đánh giá cao sự cống hiến, hy sinh to lớn của thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng; đồng thời cùng với cả nước thực hiện tốt chính sách, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công; coi đó là tình cảm, trách nhiệm, là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng để các đối tượng này vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

      Để triển khai thực hiện thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 và Pháp lệnh số 05/UBTVQH13 ngày 24/10/2012 đi vào cuộc sống của Người có công một cách thiết thực. 5 năm qua, UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các sở, ban ngành, địa phương liên quan đã tham mưu ban hành nhiều văn bản tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định đối với người có công trên địa bàn tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” được đẩy mạnh; hoạt động thanh kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện thường xuyên; thông qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ để có những biện pháp phù hợp. Nhờ đó, công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng được thực hiện có hiệu quả và đạt nhiều thành tựu to lơn; từng bước đưa công tác này ngày hoàn thiện hơn.

       Với những chủ trương và chính sách kịp thời, đến nay toàn tỉnh có 120.178 người có công với cách mạng được xác nhận gồm: 18.996 liệt sỹ và giải quyết cho 14.005 hồ sơ thờ cúng liệt sỹ; 11.805 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; 2.242 bênh binh; 2.442 Bà mẹ Việt nam anh hùng, tại thời điểm hiện tại còn 64 Bà mẹ Việt nam anh hùng còn sống và được các đơn vị, tổ chức nhận phụng dưỡng suốt đời;  có 4.135 người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và hàng chục ngàn người có công với cách mạng; hàng năm tổ chức điều dưỡng tập trung, điều dưỡng tại gia cho 420 đối tượng mỗi năm một lần và 13.700 đối tượng hai năm một lần. Hiện đang thực hiện chi trả trợ cấp cho hơn 20.964 người có công với cách mạng và thân nhân hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị đã tiến hành hỗ trợ xây mới 1.230 nhà tình nghĩa, sữa chữa 2.347 nhà cho người có công với tổng kinh phí 97.940 triệu đồng; hiện tại còn 9.746 nhà cần được hỗ trợ xây mới và sữa chữa. Với sự quan tâm sát thực của Đảng và Nhà nước thấy được người có công đã được chăm sóc tốt hơn về vật chất và tinh thần. Công tác huy động, vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cũng được quan tâm đẩy mạnh, 5 năm qua toàn tỉnh đã vận động trên 60.3 tỷ đồng, thông qua nguồn vận động được, tỉnh đã xây dựng được 1.063 nhà tình nghĩa và sửa chữa 319 nhà ở cho người có công với tổng số tiền 55.66 tỷ đồng. Có thể nói, phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” vừa thiết thực cải thiện mức sống gia đình người có công, vừa làm giàu thêm truyền thống “lá lành đùm lá rách” của con người Quảng Trị.

       Quảng Trị chăm sóc 72 Nghĩa trang liệt sỹ với 54.600 liệt sỹ là con em trong cả nước. Trong đó có 02 Nghĩa trang liệt sỹ do cấp tỉnh quản lý, 07 Nghĩa trang liệt sỹ do cấp huyện quản lý, 60 Nghĩa trang liệt sỹ do cấp xã quản lý và 03 Nghĩa trang do cấp thôn quản lý. Đặc biệt, năm 2015 tỉnh Quảng Trị đã phát động Chương trinh “Hoa đang mộ liệt sỹ”, đã vận động được trên 4 tỷ đồng. Nhờ đó, các phần mộ liệt sỹ trong các Nghĩa trang và mộ liệt sỹ do gia đình quản lý trên địa bàn đều được đặt bình và hoa, được thay hoa mới vào những dịp 27/7, tết Nguyên đán hàng năm. Chương trình không những tạo không khí tôn nghiêm tại các Nghĩa trang mà còn làm ấm lòng biết bao gia đình, thân nhân liệt sỹ. Chính vì thế mà hàng năm Quảng Trị đón tiếp trên 70.000 lượt khách trên mọi miền đất nước đến tri ân, thăm viếng mộ liệt sỹ. Quảng Trị còn là tỉnh duy nhất được Trung ương đầu tư xây dựng Nhà khách đón tiếp thân nhân liệt sỹ 27/7, mỗi năm nhà khách phục vụ khoảng 9.500 lượt thân nhân đến thăm viếng, di dời hài cốt liệt sỹ. Những hoạt động trên đã để lại ý nghĩ tốt đẹp, tạo nên dấu ấn riêng của vùng quê Quảng Trị, làm yên lòng thân nhân có liệt sỹ đang yên nghĩ tại tỉnh Quảng Trị.

       Có được thành công như ngày hôm nay chính là nhờ sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống xã hội, là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công cách mạng và thân nhân của họ, là nhờ sự cố gắng nổ lực, chỉ đạo kịp thời của các ngành, các cấp nên Quảng Trị đã thực hiện tốt các chính sách đối với người có công trên phạm vi toàn tỉnh. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng cũng như khắc phục những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại, tỉnh Quảng trị nổ lực cố gắng tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:

       Một là: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 28/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con em liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh nặng; Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 25/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 22/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2017).

      Hai là: Triển khai thực hiện đồng bộ các chế độ ưu đãi của Nhà nước, khuyến khích tạo điều cho người công phát huy ý chí tự lực tự cường, vững tin trong sản xuất nhằm nâng cao mức sống của người có công bằng và cao hơn mức sống trung bình của xã hội

     Ba là: Tập trung giải quyết hồ sơ tồn động, trong đó giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn động đề nghị suy tôn liệt sỹ, hồ sơ công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong năm 2017.

     Bốn là: Tham mưu, đề xuất để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về ưu đãi người có công. Chú trọng đề xuất, bổ sung những quy định mới về đối tượng, tiêu chuẩn, rút ngắn thủ tục, hồ sơ để thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi người có công; Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

      Năm là: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, Chường tình Hoa dâng mộ liệt sỹ, chương trình Xây dựng nhà tình nghĩa…Tập trung huy động nguồn lực để thực hiện tốt chính sách đối với người có công cách mạng

       Sáu là: Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công cũng như công tác xác nhận đối tượng. Tổ chức đối thoại trực tiếp với người có công để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như có những giải pháp để các chính sách ngày càng hoàn thiện, sát thực hơn. Xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp khai man, lập hồ sơ không đúng quy định, lợi dụng chính sách của Đảng, Nhà nước để hưởng thụ.

                                                                                            Thúy Nhung

Tiếp nhận ý kiến
Hình ảnh hoạt động
Video