Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 323
Tổng lượt truy cập: 790.276
Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích đặc biệt là tai nạn đuối nước cho trẻ em trong thời gian tạm nghỉ học do tình hình dịch bệnh Covid - 19.
- Ngày đăng: 29-03-2022
- 241 lượt xem
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid - 19, thời gian này, học sinh trên cả nước nói chung và học sinh tại Quảng Trị nói riêng đang tạm nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh, tuy nhiên thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa hè, tại một số địa phương đã xảy ra các vụ tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước, gây nên những cái chết thương tâm của nhiều trẻ em. Đây là nỗi đau và mối lo không chỉ của riêng gia đình mà còn là của toàn xã hội.
Thời gian qua, công tác phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em trên địa bàn tỉnh ta nói chung và tai nạn đuối nước nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, hiện chúng ta vẫn còn phải đối mặt với không ít thách thức, bởi nguy cơ dẫn đến các vụ tai nạn luôn rình rập do các em học sinh đang ở lứa tuổi hiếu động, tò mò, nghịch ngợm và khả năng bảo vệ bản thân chưa được hình thành. Trong khi đó, nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn thương tích ở trẻ thời gian qua hầu hết là do cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn lơ là, tâm lý chủ quan, thiếu kiến thức, kỹ năng và sự quan tâm giám sát để trẻ tự do tiếp xúc với các vật nhọn, đồ điện, phích nước, động vật, …. hoặc để trẻ tự do tìm đến sông, suối, ao hồ đùa nghịch, tắm mà không có sự giám sát của người lớn dễ dẫn đến bị thương tích, bị điện giật, bỏng, đuối nước, …; Hơn nữa, Quảng Trị là tỉnh có bờ biển trải dài với nhiều bãi tắm, hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt, nhiều nơi nước sâu nguy hiểm nhưng chưa có biển báo, rào chắn; một số đơn vị thi công các công trình còn bất cẩn, thiếu trách nhiệm khi không làm hàng rào, biển cảnh báo gần khu vực hố sâu nguy hiểm nên đã để xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề cho trẻ sau này.
Biển báo về phòng chống đuối nước cho trẻ em do Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị
lắp đặt tại các địa phương, trường học năm 2019
Xác định vấn đề phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid - 19 đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc nghỉ học của học sinh có khả năng sẽ kéo dài hơn, vì vậy nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian tới, cần có các giải pháp cụ thể như sau:
- Một là: Các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn phối hợp tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở nhà trường, các hộ gia đình, các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ quan tâm, giám sát con em mình, giáo dục trẻ về những nguy cơ thường gặp ở lứa tuổi của trẻ như: Đuối nước, ngã, bỏng, ngộ độc, chấn thương do vật sắc nhọn, điện giật, động vật cắn, … Đồng thời, hướng dẫn trẻ cách chăm sóc động vật và tự vệ đối với động vật để tránh bị động vật cắn, tấn công; Tiêm phòng cho động vật, phải kiểm soát trẻ khi đến gần đồng vật,.... Đối với các loại hoá chất, chất tẩy rửa, thuốc cần được để ở nơi có khóa, hạn chế trẻ tiếp cận; Dao kéo, phích nước để cao, cách ly khu vực nấu nướng tránh chấn thương do vật sắc nhọn và bỏng gây ra.
- Hai là: Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông cho học sinh; Vận động các hộ gia đình gần đường giao thông làm cổng chắn để phòng ngừa tai nạn giao thông; Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em; Nghiên cứu, rà soát và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn khi tham gia giao thông đường bộ cho trẻ em.
- Ba là: Tổ chức các lớp phổ cập bơi an toàn cho trẻ em; Thực hiện các hướng dẫn về kỹ năng bơi an toàn, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tiểu học, trung học cơ sở và hướng dẫn kỷ năng cứu đuối cho trẻ em. Tích cực vận động các nguồn kinh phí tài trợ cho các hoạt động phòng, chống đuối nước tại địa phương như trang bị hồ bơi di động, phổ cập bơi miễn phí, …. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em.
- Bốn là: Rà soát, sữa chữa, cắm biển báo tại những điểm thường xuyên hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước trẻ em; làm rào chắn tại ao hồ, lấp hố nước, đậy nắp giếng, … tuyên truyền cho trẻ em sử dụng áo phao, phao bơi khi tắm biển, ao hồ, sông, suối, khi tham gia giao thông đường thủy và các hoạt động vui chơi trong môi trường nước. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin kịp thời, cảnh báo những địa điểm, khu vực có nguy cơ dễ xảy ra tai nạn đuối nước; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho người dân.
- Năm là: Tiếp tục nhân rộng nhiều mô hình tiêu biểu như: cộng đồng an toàn, trường học an toàn, ngôi nhà an toàn nhằm mục đích giảm thiểu đến mức thấp nhất các nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ em; Tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2020; Vận động nguồn kinh phí xây dựng các sân chơi, điểm sinh hoạt hè an toàn cho trẻ thiếu thốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Sáu là: Các tổ chức, đoàn thể địa phương cần triển khai các hoạt động bổ ích, lành mạnh như hướng dẫn các em kỷ năng bảo vệ bản thân trong môi trường nguy hiểm, cải tạo hệ thống điện trong các gia đình, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông cho học sinh, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn khi tham gia giao thông đường bộ cho trẻ em.
Có thể nói, tỷ lệ trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, trong đó có tử vong do tai nạn đuối nước trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn ở mức độ cao, tai nạn thương tích luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ở bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu đối với trẻ em. Vì vậy, đòi hỏi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng, các tổ chức xã hội, đoàn thể, gia đình và nhà trường nhằm xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, việc cần thiết nhất chính là tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh để cảnh giác, quan tâm đến con em mình nhiều hơn, qua đó góp phần hạn chế xảy ra những vụ việc đau lòng đối với trẻ em như thời gian qua./.
Đào Nhung
- Diễn đàn Trẻ em tỉnh Quảng Trị năm 2019 (29/03/2022)
- Quảng Trị: Tập huấn kỹ năng phòng chống xâm hại, bạo lực cho trẻ em (29/03/2022)
- Tổ chức phát động Tháng hành động Vì trẻ em năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (29/03/2022)
- Diễn đàn trẻ em huyện Đakrông năm 2019: “Trẻ em với vấn đề phòng chống kết hôn trẻ em” (29/03/2022)
- Chương trình “Hành trình Cuộc sống” và trao tặng xe đạp cho trẻ em Quảng Trị (29/03/2022)
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai tháng Hành động vì trẻ em năm 2019 (29/03/2022)
- Quảng Trị: Chung tay phòng chống tai nạn thương tích trẻ em (29/03/2022)
- Quảng Trị: tổ chức Khám sàng lọc dị tật vận động và hệ sinh dục cho trẻ em (29/03/2022)
- Hội nghị triển khai, tuyên truyền Luật trẻ em, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ và các văn bản liên quan năm 2019 (29/03/2022)
- Truyền thông về Phòng chống bạo lực trẻ em và bất bình đẳng giới trong trường học (29/03/2022)