Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 14
Hôm nay: 183
Tổng lượt truy cập: 745.836
Quảng Trị: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới
- Ngày đăng: 09-05-2024
- 108 lượt xem
Ngày 26 tháng 4 năm 2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị khóa XVII ban hành Chương trình hành động số 96 -CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”.
Chương trình hành động đặt ra mục tiêu đến năm 2030 là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; tạo cơ hội cho Nhân dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin. Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế gắn với việc làm bền vững; nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Chương trình hành độ cũng đề ra 16 chỉ tiêu chủ yếu về thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2030: (i) Đảm bảo 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng được chăm lo toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần, có mức sống từ trung bình khá trở lên so với mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú. (ii) Tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 3%, tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%. (iii) Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 34,5 - 37%. (iv) 27,5% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội và 15,4% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. (v) 40% trở lên số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. (vi) 100% hộ gia đình chăm sóc trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định; đảm bảo mức sống tối thiểu cho người có hoàn cảnh khó khăn; trợ cấp xã hội cho hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo. (vii) Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi, tỉ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,5%, cấp trung học cơ sở tối thiểu đạt 95,5 - 97%, cấp trung học phổ thông và tương đương tối thiểu đạt 75%. (viii) 100% huyện, thị xã, thành phố duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. (ix) Tỉnh Quảng Trị duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. (x) Duy trì mức sinh thay thế; tuổi thọ trung bình của người dân khoảng 71 tuổi, số năm sống khỏe đạt tối thiểu 65 năm; chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc nhóm cao trong cả nước. (xi) Đảm bảo 37 giường bệnh, 12 bác sĩ, 2,5 dược sĩ, 27 điều dưỡng viên trên 10.000 dân. (xii) 100% dân số tham gia bảo hiểm y tế; trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 95%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 23%; cơ bản chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét. (xiii) Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành khoảng 9.094 căn nhà ở xã hội. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 2.310 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 6.784 căn. (xiv) Xóa bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng do thiên tai, biến đổi khí hậu. Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh đạt khoảng 30m2 sàn/người. (xv) 100% hộ gia đình ở thành thị, 65% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày. Phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi. 100% hộ gia đình, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn. (xvi) Có ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, truyền hình của quốc gia và địa phương.
Tầm nhìn đến năm 2045, hệ thống chính sách xã hội phát triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho Nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước và xây dựng con người Việt Nam toàn diện, tỉnh Quảng Trị nằm trong nhóm địa phương có chỉ số phát triển con người (HDI) cao trên toàn quốc.
Đoàn viên thanh niên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị chăm sóc các phần mộ liệt sĩ
Chương trình hành động đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Tăng cường truyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chính sách xã hội. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chính sách xã hội. Tổ chức thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, không để ai bị bỏ lại phía sau. Nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ xã hội. Đẩy mạnh hợp tác và tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện chính sách xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trong thực hiện chính sách xã hội
Để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách xã hội, nhất là Nghị quyết số 42 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy, các cấp, các ngành cần tăng cường truyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của chính sách xã hội, thực hiện an sinh xã hội cũng như nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chính sách xã hội.
Triển khai thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công, phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, khuyến khích tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; bảo đảm người có công và gia đình người có công phải có mức sống bằng hoặc cao hơn so với mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Nâng cao chất lượng giáo dục, đa dạng hóa mô hình, chương trình đào tạo, phương thức học tập phù hợp với người học. Xây dựng hệ thống y tế chất lượng, bảo đảm điều kiện tiếp cận và chăm sóc sức khỏe cho người dân hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hóa dân tộc, văn hóa của các dân tộc trong tỉnh. Thực hiện chính sách, pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân theo hướng bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận và bảo vệ người dân, đặc biệt là trẻ em, học sinh, nhóm yếu thế được an toàn trên môi trường mạng. Tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng và Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân về nhà ở, đảm bảo chất lượng nhà ở an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo đảm nhu cầu thiết yếu về nước sạch sinh hoạt theo quy chuẩn cho người dân, nhất là người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bãi ngang, ven biển, hải đảo, vùng thường xuyên bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước.
Phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp xã hội đối với trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đổi mới việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trợ giúp xã hội, cứu trợ khẩn cấp. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống lâu dài cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng dần tỷ lệ lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp; tăng cường công tác thông tin thị trường lao động, tạo môi trường thuận lợi cho gắn kết cung, cầu lao động, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận về vốn để tổ chức sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập, thúc đẩy công tác giải quyết việc làm cho người lao động đảm bảo tính bền vững, thu nhập ổn định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Trị thường xuyên tổ chức
các Sàn giao dịch việc làm để tư vấn, hỗ trợ người dân tìm kiếm việc làm
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đổi mới phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no của Nhân dân.
Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tạo môi trường thuận lợi để phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, có tính chia sẻ giữa nhà nước, xã hội, người dân và giữa các nhóm dân cư, bảo đảm bền vững và công bằng xã hội.
Chương trình hành động số 96 -CTr/TU, ngày 26/4/2024 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới” là quan điểm chỉ đạo, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng để tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, cần sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể; sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân; sự hỗ trợ, giúp đỡ của trung ương và các tỉnh, thành phố cũng như các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong và ngoài tỉnh cùng chung tay đồng lòng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Chương trình hành động của Tỉnh ủy đã đề ra, góp phần đắc lực vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Lê Xuân Hà
- Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Trị (09/05/2024)
- Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Trang thông tin điện tử Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (04/05/2024)
- Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập" cấp xã, huyện, tỉnh (04/04/2024)
- Thông tư số 24/2023/TT-BGDDT ngày 11/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về đánh giá, công nhận "Đơn vị học tập" cấp huyện, tỉnh (04/04/2024)
- Quảng Trị: Chăm lo đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho đối tượng chính sách người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người lao động và các đối tượng khác trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 (26/02/2024)
- Cơ quan Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công đoàn cơ sở thành viên Văn phòng Sở tổ chức Hội nghị công chức, người lao động năm 2024 (05/02/2024)
- Thăm và tặng quà cho viên chức, người lao động làm công tác đặc thù tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp 1 (05/02/2024)
- Khối các cơ quan tham mưu và quản lý nhà nước về Văn hóa - Xã hội tổng kết phong trào thi đua năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 (24/01/2024)
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 (15/01/2024)
- Hướng dẫn đăng kí tài khoản, sử dụng ứng dụng VNEID (25/06/2024)