Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 265
Tổng lượt truy cập: 801.992
Thực hiện chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức
- Ngày đăng: 28-03-2022
- 234 lượt xem
Thực hiện Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ công chức, viên chức và Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Việc thực hiện chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội như sau:
1. Nâng lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung:
Công chức, viên chức nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ 3 năm (36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh đối với các ngạch hoặc chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, 02 năm (24 tháng) đối với các ngạch hoặc chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
- Được cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
- Không vi phạm các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.
Công chức, viên chức nếu đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung băng 5% mức lương của bậc cuối cùng, khi có đủ 03 năm (36 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đối với các ngạch hoặc chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, 02 năm (24 tháng) đối với các ngạch hoặc chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống, từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính hưởng thêm 1%.
và đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
- Được cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
- Không vi phạm các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.
* Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung, gồm:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng BHXH cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về BHXH;
- Thời gian được cấp có thẩm quyền cử đi làm chuyên gia, học tập, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, nước ngoài nhưng vẫn trong danh sách trả lương của đơn vị.
* Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung, gồm:
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
- Thời gian đi làm chuyên gia, học tập, thực tập, công tác… trong và ngoài nước vượt quá thời gian do cơ quan có thẩm quyền cử đi;
- Thời gian bị đình chỉ công tác, tam giữ, tạm giam và thời gian không làm việc khác ngoài quy định trên.
Thời gian được tính tròn tháng, nếu có ngày lẻ thì dưới 11 ngày làm việc thì không tính, từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
* Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:
Trong thời gian giữ bậc lương, công chức, viên chức có thông báo hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức từ khiển trách trở lên thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định như sau:
- Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp bị cách chức, giáng chức
- Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo (công chức); cảnh cáo (viên chức). Công chức, viên chức trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp bị xếp loại mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm thì mỗi năm bị kéo dài 06 tháng.
- Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
- Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ, vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài xét nâng lương là tổng các thời gian bị kéo dài quy định ở trên.
* Thủ tục, hồ sơ:
Hàng tháng, căn cứ thời gian giữ bậc lương của CCVC, cơ quan, đơn vị lập hồ sơ đề nghị nâng bậc lương thường xuyên, nâng phụ cấp TNVK của CCVC có thời điểm hưởng bậc lương mới trong tháng, báo cáo Thủ trưởng đơn vị hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, hồ sơ gồm:
- Tờ trình (phiếu trình);
- Danh sách đề nghị (theo mẫu quy định);
- Bản photocoppy Quyết định lương hiện hưởng;
- Thông báo hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức từ khiển trách trở lên)
2. Nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc:
Theo quy định, các đơn vị tùy theo đặc điểm, điều kiện hoạt động của đơn vị, xây dựng và ban hành Quy chế nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của đơn vị mình. Quy chế phải quy định rõ tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; Thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của công chức, viên chức và thứ tự ưu tiên xét nâng bậc lương trước thời hạn phù hợp với từng đơn vị. Bản Quy chế phải công khai trong đơn vị.
Công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến 31/12 năm xét nâng lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên và đạt đủ các tiêu chuẩn: Được cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không vi phạm các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian nâng lương thường xuyên theo quy định.
Căn cứ điều kiện nêu trên; Quy chế nâng lương trước thời hạn của đơn vị, kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức, người lao động; chỉ tiêu nâng lương trước thời hạn của đơn vị (không quá 10% công chức viên chức trong danh sách trả lương). Hàng năm thủ trưởng đơn vị chỉ đạo việc xét nâng lương trước thời hạn tại đơn vị và lập hồ sơ những người trong tỷ lệ 10% của đơn vị đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị nâng lương trước thời hạn gửi về Sở thẩm định và thỏa thuận (6 tháng đầu năm vào tháng 7 hàng năm; 6 tháng cuối năm vào tháng 1 của năm sau liền kề) hồ sơ gồm:
- Tờ trình của Thủ trưởng đơn vị ghi rõ số lượng người đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn, số người dư ra dưới 10 người bao gồm cả cơ quan, đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương;
- Danh sách trích ngang trong đó thể hiện ngạch, lương, thành tích đạt được và thời gian đề nghị nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc;
- Biên bản họp Hội đồng xét nâng lương trước thời hạn của đơn vị;
- Bản sao các văn bản của cấp có thẩm quyền công nhận thành tích xuất sắc của cán bộ, công chức, viên chức;
- Bản phô tô quyết định lương hiện hưởng.
Đến hết quý I của năm sau liền kề với năm xét nâng bậc lương trước thời hạn, nếu đơn vị không thực hiện hết số người trong tỷ lệ được nâng lương trước thời hạn của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn thì không được tính vào tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của năm sau.
3. Nâng lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu:
Công chức, viên chức chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, có thông báo nghỉ hưu, nếu trong thời gian giữ bậc hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật và tại thời điểm có thông báo nghỉ hưu còn thiếu từ 01 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định, thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định của ngạch hoặc chức danh (Ngạch, chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ Cao đẳng trở lên thì sau 03 năm (đủ 36 tháng) được xét nâng một bậc lương; Ngạch, chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ Trung cấp trở xuống và nhân viên thì sau 02 năm (đủ 24 tháng) được xét nâng một bậc lương).
Trường hợp công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và có thông báo nghỉ hưu thì được thực hiện một chế độ nâng lương trước thời hạn có lợi nhất trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn.
Trên đây là tổng hợp chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức nhằm giúp cho công chức, viên chức nắm được và thực hiện đúng các quy định về chính sách tiền lương đã được ban hành.
Võ Thị Tố Phụng
- Nối vòng tay nhân ái Xuân Tân Sửu năm 2021 huy động hơn 18 tỷ đồng giúp người nghèo Quảng Trị (28/03/2022)
- Một số điểm mới về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (28/03/2022)
- Tổng kết công tác Lao động, người có công và xã hội năm 2020, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 (28/03/2022)
- Công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị (28/03/2022)
- Hội nghị phổ biến Bộ Luật Lao động năm 2019 (28/03/2022)
- Một số quy định mới về tinh giản biên chế (28/03/2022)
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong cải cách thủ tục hành chính Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (28/03/2022)
- Một số điểm mới của Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kê khai tài sản của cán bộ, công chức (28/03/2022)
- Một số điểm mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (28/03/2022)
- Công bố quyết định điều động và bổ nhiệm ông Lê Nguyên Hồng, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị. (28/03/2022)