Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Giới thiệu
- Thủ tục hành chính
- Văn bản
- Báo cáo tài chính
- Chiến lược, QH, KH
- Chuyển đổi số
Đang truy cập: 6
Hôm nay: 1059
Tổng lượt truy cập: 813.486
10 thành tựu, sự kiện nổi bật của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2021
- Ngày đăng: 02-12-2022
- 260 lượt xem
Năm 2021 là năm gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, với phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, phát triển” cùng với sự nỗ lực, quyết tâm cao, toàn ngành Lao động-TB&XH đã chủ động, tích cực tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đạt nhiều kết quả, thành tựu quan trọng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và Xã hội năm 2022
1. Hoàn thành 100% nhiệm vụ xây dựng thể chế chính sách lao động, người có công và xã hội
Năm 2021, Bộ Lao động –TB&XH xây dựng, trình 45 đề án, bao gồm 02 đề án trình Ban Bí thư, 01 hồ sơ đề nghị xây dựng luật, 42 đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 25 đề án là Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ.
Chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội ngày càng hoàn thiện, từng bước tạo lập khuôn khổ pháp lý minh bạch, bình đẳng, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, người già, trẻ em, người có công với cách mạng, tạo sự công bằng xã hội, hỗ trợ đối tượng yếu thế ổn định cuộc sống, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đã hỗ trợ 43,77 triệu người dân, người lao động và gần 742 nghìn doanh nghiệp, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với tổng kinh phí trên 74 ngàn tỷ đồng.
Trước những tác động của dịch bệnh COVID-19, Bộ Lao động-TB&XH đã chủ động nắm bắt, tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số Lao động-TB&XH chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, và Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ và duy trì sự ổn định, phát triển cho doanh nghiệp; góp phần bảo đảm an sinh xã hội đất nước.
3. Nâng mức trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi người có công với cách mạng
Triển khai Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, năm 2021, Bộ Lao động-TB&XH đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Với nghị định mới, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1,624 triệu đồng.
Mức chuẩn này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
4. Mở rộng hợp tác quốc tế lao động và xã hội, lần đầu tiên ký kết Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Ngày 14/12/2021, tại Hàn Quốc, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động – TB&XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội Hàn Quốc Kwon Deok Cheol đã Ký Hiệp định song phương về Bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Đây là Hiệp định đầu tiên của Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực việc làm.
Năm 2021, Bộ Lao động-TB&XH đã tổ chức, đồng tổ chức thành công, tham gia hàng trăm diễn đàn, hội thảo, cuộc họp cấp cao hợp tác về lao động và xã hội: Diễn đàn Đối thoại cấp cao về lao động di cư và ra mắt Nghiên cứu so sánh về quản lý lao động di cư trong ASEAN; Cuộc họp lần thứ 20 của Ủy ban Phụ nữ ASEAN (ACW); Cuộc họp Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW) lần thứ 4…
Trong năm, Bộ Lao động-TB&XH phối hợp với Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi xã hội Việt Nam-Lào lần thứ 7, ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội giữa hai Bộ giai đoạn 2021-2025.
5. Đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp, hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021- 2025
Năm 2021, Bộ Lao động-TB&XH đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030; ban hành Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; công bố 18 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 liên thông với trục liên thông quốc gia; vận hành phần mềm Hệ thống dữ liệu GDNN và các phần mềm ứng dụng dạy và học đối với môn học chung.
Cùng với đó, Bộ Lao động-TB&XH xây dựng, hình thành và phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2022, giai đoạn 2023- 2025 triển khai xây dựng không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp kết hợp với việc hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp;
Năm 2021 cả nước tuyển mới giáo dục nghề nghiệp khoảng 1.896 nghìn người, đạt khoảng 80% kế hoạch, trong đó: Trình độ trung cấp và cao đẳng khoảng 482 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1.414 nghìn người. Tốt nghiệp học nghề theo các trình độ đào tạo khoảng 1.658 nghìn người, đạt khoảng 80% kế hoạch; trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 314 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1.343 nghìn người. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 26,1%, đạt mục tiêu đề ra.
6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
Năm 2021, Bộ Lao động-TB&XH đã trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 2,23%, giảm 0,52%; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 3,37%, giảm 0,34% và tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3% so với cuối năm 2020. Ngân sách Trung ương tiếp tục bố trí 20.000 tỷ đồng để thực hiện một số chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, trong đó hỗ trợ chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế và các chính sách đảm bảo xã hội khác.
7. Hỗ trợ kịp thời trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; Lần đầu tiên Việt Nam có Chương trình truyền thông quốc gia về bình đẳng giới
Năm 2021, Bộ Lao động-TB&XH đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/QĐ-TTg về Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030, Quyết định số 830/QĐ-TTg về Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác, lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025. Tham mưu ban hành và thực hiện các đề án, chương trình về phòng, chống TNTT, bạo lực xâm hại trẻ em, phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
Trước tác động của đại dịch COVID-19, Bộ đã kịp thời tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 36 về các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; phối hợp, chỉ đạo, triển khai việc hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Cùng với các chính sách của Nhà nước, Bộ trưởng đã ban hành 03 Quyết định hỗ trợ cho 3.417 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do COVID-19 và trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19.
Trong lĩnh vực bình đẳng giới, đã tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 với mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác bình đẳng giới. Chỉ số giới của Việt Nam nằm trong các quốc gia thuộc nhóm cao nhất trong 5 nhóm trên thế giới. Bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn, vai trò và địa vị của phụ nữ ngày càng được cải thiện, nâng lên rõ rệt; tỷ lệ đại biểu Quốc hội khoá XV là phụ nữ đạt 30,26%, cao nhất kể từ Quốc hội khoá V đến nay; tỷ lệ đại biểu nữ tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 29%, tham gia Hội đồng nhân dân cấp huyện đạt 29,2%, tham gia Hội đồng nhân dân cấp xã đạt 28,98%; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ, đặc biệt ở khu vực nông thôn được chú trọng.
8. Mở rộng diện bao phủ, nâng cao mức hỗ trợ, trợ cấp bảo trợ xã hội, kịp thời cụ thể hóa chính sách, pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội
Năm 2021, Bộ Lao động-TB&XH đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Tổng số đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội từ 01/7/2021 khoảng 3,25 triệu, tăng khoảng 120 nghìn đối tượng so với quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP trước đây.
Trong năm 2021, toàn quốc đã thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đầy đủ cho trên 3,13 triệu đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí trên 18.000 tỷ đồng; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2021/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, từ ngày 01/1/2022 khoảng 3 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng thêm 7,4% và khoảng hơn 300.000 người tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm theo số tiền tuyệt đối sau khi đã được điều chỉnh theo mức tăng chung 7,4%.
Bộ Lao động-TB&XH trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp 141.971 tấn gạo hỗ trợ cho 9,46 triệu người thiếu đói do đại dịch COVID-19; xuất cấp 6.343 tấn gạo hỗ trợ 423 nghìn người thiếu đói dịp giáp hạt.
Cụ thể hóa chính sách, pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động-TB&XH đã kịp thời tham mưu, xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai. Công tác tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy cho người nghiện được đẩy mạnh.
Bộ đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1269/QĐ-TTg ban hành Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025, bảo đảm 100% các trường hợp nạn nhân bị buôn bán đã tiếp nhận được tiến hành các thủ tục xác minh, xác định nạn nhân và được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
9. Tăng cường công tác thanh tra, cải cách hành chính, tạo niềm tin trong Nhân dân về các chính sách xã hội
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, nắm tình hình và giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp phát sinh liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành Lao động-TB&XH tiếp tục được đẩy mạnh. Năm 2021, Thanh tra toàn ngành Lao động-TB&XH đã triển khai 2.067 cuộc thanh tra, ban hành 8.810 kiến nghị, 424 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 8,256 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền 174,907 tỷ đồng .
Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Bộ Lao động-TB&XH xây dựng Bộ hỏi - đáp về các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg trên Cổng TTĐT Bộ và thiết lập đường dây nóng gồm 6 đầu số điện thoại để tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình triển khai thực hiện.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Bộ đã thành lập Tổ Công tác đặc biệt phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam; thành lập 12 đoàn đi kiểm tra tại 33 tỉnh, thành phố trọng điểm về tình hình thực hiện chính sách xã hội, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 116/NQ-CP, đôn đốc triển khai giám sát, đánh giá việc rà soát, lập danh sách, phê duyệt và hỗ trợ; kiến nghị, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
10. Tăng cường công tác truyền thông, báo chí; ứng dụng công nghệ thông tin, tạo đồng thuận xã hội trong xây dựng và triển khai các chính sách
Năm 2021, Bộ Lao động-TB&XH đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, giao ban trực tuyến với các địa phương đôn đốc việc thực hiện NQ số 68/NQ-CP, NQ số 116/NQ-CP; Thiết lập đường dây nóng 24/7 tiếp nhận 14.000 cuộc gọi về việc thực hiện chính sách hỗ trợ lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong năm 2021 đã góp phần tích cực trong phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo của Bộ, ngành, hỗ trợ triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4, từng bước triển khai các giải pháp kết nối cơ sở dữ liệu của Bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia khác./.
Diệu Thuần (tổng hợp từ trang http://www.molisa.gov.vn.
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổng kết công tác Lao đông, người có công và Xã hội năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 (26/03/2022)
- Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (26/03/2022)
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Quảng Trị (26/03/2022)
- Cải cách thủ tục hành chính trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 (26/03/2022)
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Ngày truyền thống ngành Lao động –Thương binh và Xã hội (26/03/2022)
- Danh mục Bí mật nhà nước lĩnh vực Lao động và Xã hội (26/03/2022)
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội viếng, dâng hương các Anh hùng liệt sỹ tại Thành cổ (26/03/2022)
- Quảng Trị: Đoàn công tác đặc biệt lên đường đưa công dân một số tỉnh phía Nam về quê đợt 2 (26/03/2022)
- Hội nghị giao ban công tác Lao động, người có công và Xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 (26/03/2022)
- Những chuyển biến sau 5 năm thực hiện công tác dân vận chính quyền tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Trị (26/03/2022)