Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
Đang truy cập: 12
Hôm nay: 633
Tổng lượt truy cập: 800.581
Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân Năm 2017
- Ngày đăng: 30-03-2022
- 226 lượt xem
Thực hiện Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Công văn số 4401/BLĐTBXH-ATLĐ ngày 03/11/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) lần thứ 01 năm 2017 và Kế hoạch số 50/KH-TLĐ ngày 25/11/2016 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tổ chức Tháng Công nhân năm 2017.
Đồng chí Mai Thức - Uỷ viên Thường vụ tỉnh uỷ - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đọc diễn văn khai mạc tại Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân - Năm 2017
Ngày 05/5/2017, được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Trị; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ nhất và Tháng Công nhân - Năm 2017.
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2017 với chủ đề: “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”.
Với quyết tâm phát động sâu rộng phong trào quần chúng, người lao động ở các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực có quan hệ lao động và cả khu vực không có quan hệ lao động tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động góp phần phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp” nhằm mục đích ổn định sản xuất, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ tại doanh nghiệp kết hợp với việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn, nâng cao nhận thức cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập.Tại buổi Lễ phát động, Đồng chí Mai Thức - Uỷ viên Thường vụ tỉnh uỷ - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo:
1. Các cấp công đoàn trong toàn tỉnh cần tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục sâu rộng đối với người lao động, trọng tâm là triển khai các giải pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kịp thời giải quyết những kiến nghị, đề xuất của tổ chức công đoàn, đoàn viên, CNVC-LĐ; triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động thực hiện Kết luận 79 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách đảm bảo quyền lợi cho người lao động, trong đó chú trọng việc tham gia đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, ATVSLĐ, tổ chức thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, từ thiện, tổ chức xây dựng nhà “Mái ấm công đoàn” cho CNVCLĐ; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho người lao động. Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong công tác. Phát động mạnh mẽ phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” tại các cơ quan, doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Sở LĐTB&XH tỉnh căn cứ vào Kế hoạch số 413/KH-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2016-2020 chủ động phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho công nhân, tập trung vào việc triển khai Luật An toàn, vệ sinh lao động, Bộ Luật lao động năm 2012, Luật BHXH...; Tổ chức xây dựng phong trào nông dân thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sức khoẻ cộng đồng đến tận các tuyến cơ sở. Tổ chức thực hiện tốt Luật An toàn vệ sinh lao động; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chỉ thị 29 của Ban Bí thư trung ương Đảng “Về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”... Đẩy mạnh các hoạt động cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, hướng tới xây dựng văn hóa an toàn lao động, phòng ngừa hiệu quả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố cháy, nổ; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác và các làng nghề, đặc biệt chú trọng vào các lĩnh vực sử dụng các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, cháy nổ, nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời và công khai các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ theo dõi công tác ATVSLĐ cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Đề nghị Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đề cao hơn nữa trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp các cơ sở sản xuất kinh doanh để có biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn kịp thời những sai phạm, giảm thiểu tai nạn đáng kể có thể sảy ra đảm bảo tuyệt đối an toàn trong sản xuất. Cần gắn chặt công tác ATVSLĐ và Tháng công nhân với những cuộc vận động lớn, những phong trào lớn mà cấp ủy Đảng các cấp đang phát động; nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người lao động, lựa chọn những gương mặt tiêu biểu, xuất sắc để kịp thời khen thưởng, biểu dương.
4. Đề nghị các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm các quy định về hướng dẫn việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở lao động. Củng cố và tăng cường đội ngũ làm công tác An toàn vệ sinh lao động trong các ngành, các cấp và cơ sở đảm bảo đủ mạnh, để hướng dẫn và quản lý thực hiện có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho người sử dụng lao động, người làm công tác ATVSLĐ, người lao động ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, làng nghề. Các doanh nghiệp quan tâm tổ chức tốt các hoạt động đối thoại dân chủ với CNLĐ; phối hợp giải quyết có hiệu quả đơn thư kiến nghị, khiếu nại tố cáo, tranh chấp lao động, đình công trong CNVC-LĐ; góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh... Ngoài ra, người lao động cũng cần chủ động tích cực tự giác thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc tại doanh nghiệp, trang bị kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình, đem lại hạnh phúc cho gia đình, góp phần phát triển DN và xã hội.
Nguyễn Đăng Khiêm