Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
Đang truy cập: 11
Hôm nay: 180
Tổng lượt truy cập: 745.833
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bỏ quy định Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ
- Ngày đăng: 30-03-2022
- 236 lượt xem
Ngày 30/12/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH.
Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/3/2021
Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã bộc lộ nhiều bất cập nhất định, do “Áp lực” phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong thời gian ngắn đã dẫn đến nảy sinh những tiêu cực trong việc học và thi lấy chứng chỉ. Một số cơ sở, đơn vị đào tạo, bồi dưỡng chất lượng không đáp ứng yêu cầu, tổ chức thi, cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ không đúng quy định đã gây ra bức xúc trong xã hội.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH vừa được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 10/3/2021, đã chính thức bỏ yêu cầu Nhà giáo GDNN phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Yêu cầu về ngoại ngữ đối với Nhà giáo GDNN không còn quy định bắt buộc phải đảm bảo bậc 01, bậc 02 theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam; Yêu cầu về trình độ tin học đối với Nhà giáo GDNN không còn bắt buộc phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thay vào đó, Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Nhà giáo GDNN phải có năng lực sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở GDNN quy định. Điều này sẽ góp phần giúp nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học cho Nhà giáo một cách hiệu quả và thực chất bởi vì các yêu cầu đó sẽ gắn với nhiệm vụ cụ thể của Nhà giáo theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở GDNN, đồng thời qua đó, tăng cường phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động của cơ sở GDNN./.
Tin bài và ảnh: Nguyễn Trường An