Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội

Thông tin tiện ích
Lịch vạn niên
 

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 841

Tổng lượt truy cập: 679.478

Công tác điều dưỡng người có công là một trong những nội dung quan trọng của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, là sự thể hiện lòng tri ân sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với sự hy sinh, mất mát của những người có công đối với đất nước, thông qua việc chăm sóc phục hồi sức khỏe đối với người có công và thân nhân liệt sĩ.

Thực hiện tốt công tác điều dưỡng người có công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Trị. Những năm qua, được sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở Lao động - TB&XH, Trung tâm luôn chú trọng không ngừng đổi mới hình thức nâng cao chất lượng trong quá trình phục vụ . Với việc xây dựng kế hoạch điều dưỡng khoa học, hợp lý Trung tâm đã mang đến cho đối tượng điều dưỡng chương trình phục vụ, chăm sóc, phục hồi sức khỏe với các trang bị hiện đại; cùng với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, cập nhật tình hình thời sự, tư vấn sức khỏe chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, sự tiếp đón, tinh thần, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo của lãnh đạo, nhân viên Trung tâm với phương châm “đối tượng ở đâu nhân viên ở đó” là một trong những yếu tố góp phần thành công của mỗi đợt điều dưỡng. Công tác điều dưỡng Người có công với cách mạng đã nhận được sự hài lòng, sự đánh giá cao từ những người có công trong và ngoài tỉnh đã đến điều dưỡng về công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện của tập thể Trung tâm.

(Ảnh: Hoạt động tư vấn sức khoẻ tại Trung tâm Điều dưỡng NCC và BTXH tỉnh Quảng Trị)

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác điều dưỡng người có công vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: Nguồn kinh phí điều dưỡng còn hạn chế nên một số hoạt động vẫn chưa được đầu tư, chú trọng mang tính chiều sâu như: việc tổ chức các hình thức tham quan chưa đa dạng; Toàn tỉnh hiện nay 16.975 người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, Theo đăng ký nguyện vọng thực tế từ cơ sở, chỉ tiêu điều dưỡng được Sở Lao động TBXH  giao hàng năm cho đơn vị tổ chức điều dưỡng từ 700-1000 người (6%), nhưng số lượng người có công đi điều dưỡng thực tế còn rất ít chỉ đạt hơn 50% so với với kế hoạch đặt ra hàng năm, có một số địa phương chỉ đạt 30% tỉ lệ người tham gia của mỗi đợt đăng ký.

 Những khó khăn, hạn chế do một số nguyên nhân chủ yếu như: Người có công đa số nằm trong nhóm người cao tuổi, nhiều bệnh nền, sức khoẻ yếu thường xuyên ốm đau nên một số người không thể tham gia đi điều dưỡng; Mặt bằng kinh tế nhìn chung chưa cao nên một số người không đi điều dưỡng ở nhà để hưởng chế độ; Các địa điểm điều dưỡng quá quen thuộc chưa tạo được hứng thú, thu hút; Đa số người có công còn hạn chế thông tin về chế độ, địa điểm điều dưỡng. Mặt khác, công tác tuyên truyền vận động chưa thực hiện đồng bộ, các hình thức tuyên truyền chưa phong phú do điều kiện về kinh phí của Trung tâm còn hạn chế và một số địa bàn ở vùng sâu vùng xa.

(Ảnh: Một số hoạt động của NCC  tại Trung tâm Điều dưỡng NCC và BTXH tỉnh Quảng Trị)

(Ảnh: Quảng bá các hoạt động của Trung tâm Điều dưỡng NCC và BTXH tỉnh Quảng Trị)

Để đổi mới công tác tuyên truyên truyền, vận động, thu hút người có công với cách mạng tham gia điều dưỡng tập trung trong tỉnh và ngoại tỉnh” trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:

- Thứ nhất, thường xuyên phối hợp với Phòng Lao động –TBXH các huyện, thị xã, thành phố, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thông qua các hoạt động hội nghị, diễn đàn đối thoại, tư vấn ở cơ sở.

- Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng hình thức in ấn, biên soạn các hoạt động điều dưỡng thông qua các hình ảnh sinh động, thực tế, Cử nhân viên trực tiếp tư vấn, phát tờ rơi tại các điểm phát lương định kỳ hàng tháng ở các địa phương nơi có đối tượng chính sách người có công tập trung đông để quảng bá, giới thiệu hoạt động một cách thiết thực, thông tin được truyền tải hiệu quả nhất. Công tác này ngoài sự nỗ lực của đơn vị, rất mong muốn sự hỗ trợ phối hợp của Phòng Lao động-TB&XH các huyện, thị và công cức phụ trách Lao động- TBXH các xã, phường, thị trấn).

- Thứ ba, tích cực sử dụng các ứng dụng của internet, mạng xã hội qua trang thông tin điện tử, Facebook, Zalo, Fanpage để đăng thông tin, quảng bá hình ảnh, Video Clip và tăng cường, tương tác chia sẻ với người có công để từ đó có thể tuyên truyền vận động người có công tham gia điều dưỡng.

- Thứ tư, phối hợp với cơ quan báo chí, Đài Phát thanh -Truyền hình Quảng Trị xây dựng các chuyên mục, đưa tin, phóng sự, quảng cáo giới thiệu các chuyên đề về công tác điều dưỡng để từ đó giúp cho người có công nắm bắt thông tin và hiểu rỏ hơn các chế độ chính sách ưu đãi và được hưởng các quyền lợi, dịch vụ ở cơ sở điều dưỡng.

- Thứ năm, ngoài việc được chăm sóc phục hồi sức khỏe thì việc đi tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ là một nhu cầu cần thiết đối với đối tượng người có công. Sở Lao động - TBXH mở rộng việc trao đổi đối tượng với các tỉnh khác như Quảng Nam, Quảng Bình, Thừa thiên – Huế và nhiều địa phương khác.

- Thứ sáu, trong quá trình thực hiện điều dưỡng chú trọng tích cực tương tác nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đối tượng, tạo sự gần gũi chia sẽ để tiếp thu, đổi mới nâng cao chất lượng phục vụ, vừa tuyên truyền gián tiếp thông qua các đối tượng đã đến điều dưỡng nhằm lan tỏa hiệu ứng tích cực vận động mọi người tiếp tục tham gia các lần sau và những người chưa đi điều dưỡng.

- Thứ bảy, tổ chức quán triệt rõ vai trò, trách nhiệm trong việc tuyên truyền, thông báo đến các đối tượng biết kế hoạch điều dưỡng; giao chỉ tiêu người điều dưỡng hàng năm làm tiêu chí đánh giá mức hoàn thành công việc, thi đua khen thưởng của các đơn vị, địa phương.

Nguyễn Đặng Hưng- Nguyễn Trí Thanh

Tiếp nhận ý kiến
Hình ảnh hoạt động
Video