Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội

Thông tin tiện ích
Lịch vạn niên
 

Đang truy cập: 19

Hôm nay: 22390

Tổng lượt truy cập: 788.450

Ngày 14/02/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn quản lý đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Đại diện Sở Lao động- TB&XH và Phòng Lao động- TB&XH huyện Triệu Phong

tư vấn pháp luật, chính sách đối với người khuyết tật tại xã Triệu Trạch

Theo đó, Thông tư quy định quản lý đối tượng là biện pháp nghiệp vụ của công tác xã hội, bao gồm các hoạt động: (i) thu thập thông tin về đánh giá nhu cầu chăm sóc, trợ giúp của đối tượng; (ii) xây dựng, thực hiện, điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối tượng; (iii) đánh giá và kết thúc quản lý đối tượng nhằm hỗ trợ đối tượng được ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Người quản lý đối tượng là công chức, viên chức, người lao động, cộng tác viên công tác xã hội được người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội hoặc Chủ tịch UBND cấp xã giao nhiệm vụ quản lý đối tượng.

Cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội;

Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội và Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật (cơ sở).

Đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội, gồm: Đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trong đó có trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

Thông tư cũng quy định về Quy trình quản lý đối tượng gồm các bước sau: (i) Thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu chăm sóc, trợ giúp của đối tượng; (ii) Xây dựng kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối tượng; (iii) Thực hiện kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối tượng; (iv) Theo dõi, rà soát và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối tượng; (v) Đánh giá và kết thúc quản lý đối tượng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2020 và thay thế Thông tư số 01/2015/TT-BLĐTBXH ngày 6/1/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về quản lý trường hợp với người khuyết tật; bãi bỏ Điều 6 Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội.

(Xem chi tiết Thông tư số 02/2020/TT-BLĐTBXH tại đây).

                                                                                                Nguyễn Trí Thanh

Tiếp nhận ý kiến
Hình ảnh hoạt động
Video