Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 264
Tổng lượt truy cập: 789.699
Thủ tục giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ:
- Ngày đăng: 31-03-2022
- 202 lượt xem
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh làm đơn đề nghị giám định lại thương tật gửi kèm bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát, phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên (trường hợp phải phẫu thuật) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang lưu tại Sở, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định (Cục Người có công)
+ Bước 3: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ có trách nhiệm thẩm định và trả kết quả đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu những trường hợp đủ điều kiện (kèm hồ sơ đã thẩm định) ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.
+ Bước 5: Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền tổ chức khám giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, chuyển biên bản giám định y khoa đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã giới thiệu giám định.
+ Bước 6: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị giám định lại thương tật.
+ Bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên, phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên (trường hợp phẫu thuật).
+ Bản sao giấy chứng nhận bị thương.
+ Bản sao biên bản của các lần giám định trước
- Thời hạn giải quyết: 50 ngày làm việc (của ngành Lao động - TB&XH)
- Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trở lên, các cơ quan liên quan theo thẩm quyền.
- Kết quả thực hiện TTHC: Biên bản giám định lại thương tật, Quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi.
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
- Yêu cầu, điều kiện: không.
- Căn cứ pháp lý:
- Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Nghị định 31/2013/NĐ-CP - Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH - Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân
- Thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng 1.002519.000.00.00.H50 (31/03/2022)
- Thủ tục di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng: 1.002487 (31/03/2022)
- Sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công (31/03/2022)
- Giải quyết chế độ người có công giúp đỡ cách mạng -1.003423.000.00.00.H50 (31/03/2022)
- Giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày - 1.002429.000.00.00.H50 (31/03/2022)
- Giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học - 1.002410.000.00.00.H50 (31/03/2022)
- Thủ tục giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh -1.002393 (31/03/2022)
- Thủ tục giải quyết chế độ đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh -1.002377 (31/03/2022)
- Giải quyết chế độ đối với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến - 1.002363.000.00.00.H50 (31/03/2022)
- Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ đi lấy chồng hoặc vợ khác - 1.002354 (31/03/2022)