Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội

Thông tin tiện ích
Lịch vạn niên
 

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 1084

Tổng lượt truy cập: 679.721

Làm việc không trọn thời gian (part-time) là một loại hình làm việc mà người làm việc chỉ làm một phần nhỏ của thời gian làm việc so với một ngày làm việc đầy đủ. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin phổ biến quy định về làm việc không trọn thời gian theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2019.

 

1. Thế nào là làm việc không trọn thời gian (bán thời gian)?.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 32. Bộ Luật lao động năm 2019 quy định: " Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thời giờ làm việc bình thường của người lao động: Thời giờ làm việc bình thường sẽ không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Như vậy, thời gian làm việc bình thường theo ngày là 8 giờ/ngày, nếu người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động để làm việc 6 giờ/ngày thì gọi là làm việc theo chế độ không trọn thời gian.

Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần (Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật lao động năm 2019 quy định).

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

2. Làm việc không trọn thời gian có cần phải ký kết hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 của Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định: "Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động".

Như vậy, đối tượng làm việc không chọn thời gian có thể là bất kỳ cá nhân nào (bao gồm cả sinh viên làm thêm) nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận được về việc làm không trọn thời gian và người lao động làm việc không trọn thời gian vẫn thực hiện giao kết hợp đồng lao động như những lao động khác theo quy định định của pháp luật lao động.

3. Chế độ và tiền lương của người lao động làm việc không trọn thời gian.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019: "Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động".

Và theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng quy định mức lương tối thiểu vùng như sau:

Vùng

Đơn vị

hành chính

Mức lương tối thiểu tháng

(đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(đồng/giờ)

1

Thành phố Đông Hà

3.640.000

17.500

2

Các huyện, thị xã còn lại

3.250.000

15.600

Như vậy, tùy theo vùng mà người lao động làm việc không trọn thời gian sẽ được trả lương tối thiểu giờ theo các mức nêu trên.

4. Trả lương cho người lao động, sinh viên làm thêm thấp hơn so với quy định sẽ bị xử lý như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định: Người sử dụng lao động vi phạm quy định về tiền lương

Tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

* Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.

5. Làm việc không trọn thời gian có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

"Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng"

Và Căn cứ khoản 3, Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có quy định:

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó”. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản."

 Do đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, người làm việc không trọn thời gian (part time) sẽ làm việc không đủ tháng, nếu  thời gian không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Lê Diệu Thuần

Tiếp nhận ý kiến
Hình ảnh hoạt động
Video