Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội

Thông tin tiện ích
Lịch vạn niên
 

Đang truy cập: 8

Hôm nay: 378

Tổng lượt truy cập: 812.101

Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về công tác chuyển đổi số với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của chuyển đổi số đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Xác định chuyển đổi số là nhiệm trọng tâm, xuyên suốt, là cơ sở đổi mới công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội, từ đó góp phần xây dựng và phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số theo chủ trương, lộ trình chuyển đổi số của tỉnh Quảng Trị tại Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị Quyết số 01-NQ/BCSĐ ngày 22/4/2022 của Ban cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ðể cụ thể hóa công tác chuyển đổi số thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch số 2550/KH-SLĐTBXH ngày 03/10/2022 về chuyển đổi số lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 2713/KH-SLĐTBXH ngày 13/9/2023 về nâng cao chỉ số chuyển đổi số Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Kế hoạch số 400/KH-SLĐTBXH ngày 19/01/2024 thực hiện chuyển đổi số năm 2024, Kế hoạch đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện trong năm 2024; trong đó, trọng tâm là thực hiện 8 mục tiêu cụ thể sau: (1) Phấn đấu 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. (2) Trên 90% hồ sơ công việc được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). (3) 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được cập nhật bổ sung, niêm yết công khai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và trên Trang thông tin điện tử của Sở. (4) Phấn đấu tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở đạt 98% trở lên. (5) 100% văn bản được ký số (trừ văn bản mật) và lưu trữ điện tử theo quy định; cán bộ công chức xử lý hồ sơ công việc trên phần mềm quản lý văn bản điều hành và phần mềm một cửa của tỉnh. (6) 100% công chức, viên chức sử dụng thành thạo các phần mềm dùng chung của tỉnh phục vụ cho công việc. (7) 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ được cập nhật dữ liệu đầy đủ trên hệ thống báo cáo của tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. (8) 100% công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.

Qua triển khai thực hiện Kế hoạch của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, với sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo Sở, phát huy tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành, đặc biệt là sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của đông đảo người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số từ đó đã làm thay đổi tư duy, nhận thức về chuyển đổi số, góp phần phát huy sức mạnh công nghệ số, nâng cao năng lực quản trị, chỉ đạo, điều hành, thi hành nhiệm vụ của công chức, viên chức, người lao động đã giúp cho các hoạt động, chất lượng, hiệu quả công việc của công chức, viên chức, người lao động được tốt hơn, đáp ứng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Một số kết quả nổi bật của Ngành đạt được như sau: 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. 100% hồ sơ công việc được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc có chứa nội dung bí mật nhà nước). Tỷ lệ số hóa hồ sơ TTHC khi tiếp nhận đạt 100%, tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết TTHC đạt 99,45%. 100% công chức, người lao động sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho công việc. 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ được cập nhật dữ liệu đầy đủ trên hệ thống báo cáo theo quy định. 100% công chức, người lao động được tuyên truyền, phổ biến qua các kênh về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin. 100% công chức, viên chức trong toàn Ngành đã hoàn thành cập nhật bổ sung thông tin cá nhân lên hệ thống quản lý hồ sơ các bộ, công chức, viên chức của tỉnh. 100% hồ sơ dịch vụ công trực tuyến được thanh toán trực tuyến. 100% phòng chuyên môn có đề xuất phương án đơn giản hóa đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 100% đối tượng người có công, bảo trợ xã hội đã được rà soát, làm sạch dữ liệu, cập nhật đầy đủ lên hệ thống; trên 99% dữ liệu về trẻ em được chuẩn hóa, cập nhật; toàn bộ 69.293 người thuộc diện hộ nghèo, 41.312 người thuộc diện hộ cận nghèo đã được cập nhật thông tin. 100% nhiệm vụ được UBND tỉnh giao thông qua kênh chỉ đạo, điều hành được giải quyết kịp thời, không có nhiệm vụ quá hạn...

Hiện tại, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp 113 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó DVC trực tuyến toàn trình có 63 thủ tục, DVC trực tuyến một phần có 50 thủ tục. Đối với thực hiện DVC trực tuyến thiết yếu thủ tục “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp”, Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị tổ chức các đợt cao điểm thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp người lao động nộp hồ sơ trực tuyến; kết quả, t lệ nộp hồ sơ trực tuyến ngày càng tăng cao, từ dưới 01% năm 2022, tăng lên 38,2% năm 2023 và tăng lên 70,43% trong 8 tháng đầu năm 2024 (tỷ lệ nộp hồ sơ trên cổng DVCQG 8 tháng đầu năm 2024 2.451/3.480); 100% hồ sơ đã giải quyết theo đúng quy trình, đảm bảo thời gian theo quy định.

Đến nay, đã thực hiện chi trả qua ATM cho 21.414/64.563 đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội qua thẻ ATM, đạt tỷ lệ 33,17%, vượt so với kế hoạch 30% của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao (trong đó: Đối tượng Bảo trợ xã hội 15.572 người, đối tượng Người có công 5.842 người), với số tiền chi trả 89,55 tỷ đồng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin với mục tiêu vừa tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, lại tiết kiệm thời gian cho người làm nhiệm vụ. Đơn cử như lĩnh vực người có công với cách mạng, nếu như trước đây, khâu lưu trữ hồ sơ người có công đều thủ công, mỗi khi cần đến thì phải lập quy trình rút hồ sơ, sau đó phải vào kho lưu trữ để tìm kiếm, một hồ sơ muốn tìm rất mất thời gian; thế nhưng giờ đây, tất cả các công đoạn đó chỉ thay bằng một cái click chuột, bởi hồ sơ đã được số hóa, đảm bảo đầy đủ thông tin, đáp ứng nhu cầu khi cần tra cứu, khai thác. Hoặc trong hoạt động dịch vụ việc làm, chuyển đổi số đã góp thuận lợi trong thực hiện các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, thu thập, cung cấp các thông tin thị trường lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, phục vụ cho công tác tư vấn giải quyết việc làm, cũng như phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động...

Bên cạnh đó, Sở đã ban hành Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Trang thông tin điện tử, nâng cấp Trang thông tin điện tử (website) của Sở nhằm nâng cao tính bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đối với các hoạt động cung cấp thông tin của Ngành trên môi trường mạng. Thường xuyên triển khai các hoạt động, phong trào nhằm góp phần nâng cao công tác chuyển đổi số của Ngành, như: Tổ chức tập huấn bảo vệ bí mật nhà nước và an ninh mạng năm 2024 cho công chức, viên chức và người lao động của cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc; phối hợp với Công đoàn Sở tổ chức Hội thi “Tìm hiểu cải cách hành chính, chuyển đổi số và giảm nghèo năm 2024”; tổ chức tuyên truyền và phát động cuộc thi tìm hiểu "Pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam”;...thông qua hội thi, để tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự lan tỏa trong công chức, viên chức, người lao động và người dân, doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Ngành nói riêng và tỉnh nhà nói chung.

Công đoàn cơ sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thi “Tìm hiểu cải cách hành chính, chuyển đổi số và giảm nghèo năm 2024”

Những kết quả đạt được trong thực hiện công tác chuyển đổi số của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị thời gian qua là đáng khích lệ và tự hào. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số của Ngành còn gặp những hạn chế, khó khăn nhất định như: Trang thiết bị còn thiếu, cơ sở dữ liệu rời rạc, một số phần mềm còn lạc hậu, hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến việc triển khai các nền tảng số phục vụ quản lý và điều hành; nhận thức về chuyển đổi số của một bộ phận công chức, viên chức, người lao động của Ngành còn hạn chế, chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi nâng cao kỹ năng chuyển đổi số, việc áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào xử lý công việc có lúc chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn; nhận thức về chuyển đổi số của một số bộ phận người dân chưa cao, vẫn còn thói quen nộp hồ sơ trực tiếp, vẫn thích nhận chế độ ưu đãi an sinh xã hội bằng tiền mặt hơn là thanh toán chuyển khoản...

Xác định công tác chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội nói riêng xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp. Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức về tính cấp thiết và sự cần thiết của chuyển đổi số, trách nhiệm về chuyển đổi số trong lĩnh vực an sinh xã hội và Đề án 06 tới công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành và Nhân dân. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho công chức, viên chức, người lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, minh bạch thông tin, tiết giảm chi phí, tạo thuận lợi và nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện các dịch vụ công.

Phát huy vai trò của người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số gắn với mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành ở cơ quan, đơn vị. Đưa kết quả triển khai chuyển đổi số thành chỉ tiêu đánh giá của công chức, viên chức, người lao động hằng năm.

Đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin được triển khai đồng bộ tại cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc, đáp ứng được yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của Ngành. Tiếp tục triển khai sử dụng có hiệu quả các nền tảng, công nghệ số, số hóa, các hệ thống phần mềm quản lý thuộc lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội.

Chuyển đổi số gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính, vì vậy, công chức, viên chức và người lao động của Ngành tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy mạnh hơn nữa tiến trình chuyển đổi số theo tinh thần tại Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị Quyết số 01-NQ/BCSĐ ngày 22/4/2022 của Ban cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030Kế hoạch số 2550/KH-SLĐTBXH ngày 03/10/2022 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị về chuyển đổi số lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Lê Xuân Hà

Tiếp nhận ý kiến
Hình ảnh hoạt động
Video