Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 654
Tổng lượt truy cập: 801.278
Giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1.000234.000.00.00.H50
- Ngày đăng: 31-03-2022
- 223 lượt xem
1.1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thẩm định hồ sơ giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
b) Bước 2: Giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trườn
ng trung cấp.g trung cấp.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
1.2. Cách thức thực hiện: gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, hồ sơ bao gồm:
a) Đối với trường hợp bị giải thể
Văn bản đề nghị giải thể của cơ quan có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do bị giải thể và kèm theo một trong các văn bản sau đây:
- Kết luận thanh tra, kiểm tra đối với hành vi vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.
- Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi hết hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
- Biên bản kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ quan chủ quản đối với trường hợp:
+ Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 36 tháng đối với trường trung cấp hoặc 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
+ Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
b) Đối với trường hợp đề nghị giải thể
Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản, trong đó nêu rõ lý do giải thể và phương án giải thể. Phương án giải thể bao gồm: Phương án giải quyết tài sản; phương án bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải thể, cho phép giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.
- Hết hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
- Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 36 tháng đối với trường trung cấp hoặc 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập có hiệu lực.
- Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời gian 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
b) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được phép đề nghị giải thể theo đề nghị của tổ chức thành lập tung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
a) Luật giáo dục nghề nghiệp.
b) Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.