Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội

Thông tin tiện ích
Lịch vạn niên
 

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 19

Tổng lượt truy cập: 792.864

1.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1:

- Trường trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp liên kết đào tạo gửi hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Bước 2:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm tra thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP.

- Căn cứ kết quả thẩm tra thực tế, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết cùng ký.

b) Báo cáo thực trạng về các điều kiện bảo đảm hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng.

c) Bản sao giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.

d) Bản sao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng đối với chương trình đào tạo nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.

1.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp thực hiện liên kết đào tạo nghề nghiệp với nước ngoài.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức liên kết đào tạo.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

1.8. Phí, lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

a) Mẫu Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu 3A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

b) Mẫu Báo cáo thực trạng về các điều kiện bảo đảm hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu 3B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Ngành, nghề và trình độ đào tạo

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài theo các hình thức liên kết đào tạo quy định tại Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP được liên kết đào tạo các ngành, nghề và trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, trừ các ngành, nghề thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, tôn giáo và bảo đảm không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

b) Đối tượng tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo

- Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật nước ngoài;

- Trường hợp đồng cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

c) Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

- Có phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề liên kết. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập và giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 05 m2/chỗ học;

- Thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề liên kết đào tạo phải bảo đảm đủ theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng quy mô đào tạo của ngành, nghề liên kết.

d) Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm bảo đảm đầy đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu đào tạo phục vụ cho việc học tập của người học theo yêu cầu của từng chương trình liên kết.

đ) Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và các tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể:

- Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 54 của Luật giáo dục nghề nghiệp hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

- Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định của các chương trình liên kết hoặc tiêu chuẩn của quốc gia có cơ sở đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam;

- Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ;

- Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình do các bên liên kết thỏa thuận. Nhà giáo là người nước ngoài dạy ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp;

- Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

- Tỷ lệ tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo.

e) Ngôn ngữ giảng dạy và học tập:

- Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc nước ngoài là tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc thông qua phiên dịch;

- Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của các bên liên kết, nhưng tối thiểu phải đạt trình độ ngoại ngữ đầu ra đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;

- Căn cứ nhu cầu của người học, các bên liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật giáo dục nghề nghiệp.

- Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Ghi chú: Thủ tục hành chính này được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa trình tự, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính.

Tiếp nhận ý kiến
Hình ảnh hoạt động
Video