Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 29
Tổng lượt truy cập: 789.464
Đối tượng, nguyên tắc hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, chế độ, hình thức điều dưỡng phục hồi sức khỏe và việc tổ chức thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe được quy định như thế nào?
- Ngày đăng: 16-03-2023
- 171 lượt xem
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được một số ý kiến hỏi như sau: “Đối tượng, nguyên tắc hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, chế độ, hình thức điều dưỡng phục hồi sức khỏe và việc tổ chức thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe được quy định như thế nào?”
Vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Điều 84, Điều 85, Điều 88 Nghị định 131/NĐ-CP ngày 30/12/2021 quy định:
Đối tượng và nguyên tắc hưởng:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến;
- Thân nhân liệt sỹ.
Trường hợp người có công đồng thời là thân nhân liệt sỹ thì chỉ hưởng mức cao nhất của một đối tượng.
Chế độ, hình thức điều dưỡng phục hồi sức khỏe
- Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm hoặc hai năm một lần.
- Hình thức điều dưỡng tập trung tại cơ sở điều dưỡng hoặc điều dưỡng tại nhà.
Tổ chức thực hiện
1. Điều dưỡng tại nhà thực hiện chi trực tiếp cho đối tượng được hưởng.
2. Điều dưỡng tập trung thực hiện như sau:
- Căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thời gian điều dưỡng cụ thể (một đợt từ 05 ngày đến 10 ngày không kể thời gian đi và về); tổ chức thực hiện hoặc phân cấp cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện điều dưỡng tập trung.
- Đối với trường hợp đối tượng không tiếp tục thực hiện điều dưỡng tập trung vì lý do khách quan thì cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thanh quyết toán cho cơ sở điều dưỡng tiền ăn, các khoản chi phí theo số ngày thực tế đối tượng điều dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, trừ các khoản chi tiền thuốc, quà tặng được thanh quyết toán như đối tượng đi cả đợt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu hồi số kinh phí còn lại nộp ngân sách nhà nước. Trường hợp đối tượng đã điều dưỡng dưới 30% thời gian một đợt điều dưỡng thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định hoặc phân cấp phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối tượng đi điều dưỡng vào đợt kế tiếp.
- Căn cứ quy mô điều dưỡng của cơ sở điều dưỡng trực thuộc, số lượng đối tượng điều dưỡng tập trung, mức chi hiện hành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ điều dưỡng tập trung, phân bổ và giao dự toán cho các cơ sở điều dưỡng trực thuộc để thực hiện đối với kinh phí điều dưỡng tập trung tại địa phương.
- Trường hợp điều dưỡng tập trung tại địa phương nhưng do cơ sở lưu trú ngoài ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện hoặc điều dưỡng tập trung tại địa phương khác thì cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện rút dự toán để thanh toán theo hợp đồng cho các cơ sở điều dưỡng hoặc cơ sở lưu trú theo số lượng đối tượng điều dưỡng từng đợt và theo mức chi hiện hành.
- Trường hợp người có công, thân nhân liệt sĩ có tên trong danh sách điều dưỡng đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định phê duyệt nhưng chưa thực hiện mà đã chết thì vẫn được cấp tiền điều dưỡng theo mức chi điều dưỡng tại gia đình đối với thân nhân.
(Xem chi tiết tại Điều 84, Điều 85, Điều 88 Nghị định 131/NĐ-CP ngày 30/12/2021)./.
Thanh Loan
- Những trường hợp nào tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và việc xử lý vi phạm quy định như thế nào? (16/03/2023)
- Việc cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng được quy định như thế nào? (16/03/2023)
- Căn cứ giải quyết chế độ, hồ sơ, thủ tục và thời điểm hưởng trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. (06/01/2023)
- Căn cứ lập hồ sơ người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày (06/01/2023)
- Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. (06/01/2023)
- “Chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng và chế độ ưu đãi đối với thân nhân của Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (27/11/2022)
- Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học? Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thân nhân của họ? (27/11/2022)
- Chế độ ưu đãi đối với bệnh binh và thân nhân của bệnh binh (17/11/2022)
- Chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (17/11/2022)
- Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của Liệt sĩ (17/11/2022)