Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
Đang truy cập: 32
Hôm nay: 640
Tổng lượt truy cập: 812.364
Thủ tục “Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh”
- Ngày đăng: 09-11-2024
- 254 lượt xem
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ nuôi của đối tượng có đơn đề nghị gửi người đứng đầu cơ sở.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn, người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội.
- Bước 3: Cơ sở lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
b) Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ nuôi của đối tượng.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ sở trợ giúp xã hội.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội (Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị.
- Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi.
- Đối tượng đủ 18 tuổi. Trường hợp từ 18 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi.
- Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Thủ tục “Đưa đối tượng ra khỏi cơ sở trợ giúp trẻ em” (Bải bỏ tại QĐ 539/QĐ-UBND) (09/11/2024)
- Thủ tục “Tiếp nhận đối tượng là người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vào cơ sở trợ giúp trẻ em” (Bãi bỏ tại QĐ 539/QĐ-UBND) (09/11/2024)
- Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội” (09/07/2022)
- Thủ tục “Đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội” (09/07/2022)
- Thủ tục “Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội” (09/07/2022)
- Thủ tục “Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật” do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp” (09/07/2022)
- Thủ tục “Cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội có giấy phép hoạt động do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp” (09/07/2022)
- Giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội” (09/07/2022)
- Một số quy định mới trong việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện (30/03/2022)
- Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (30/03/2022)