Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
Đang truy cập: 5
Hôm nay: 935
Tổng lượt truy cập: 801.559
Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Ngày đăng: 30-03-2022
- 241 lượt xem
Ngày 15/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, từ ngày 01/01/2020, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sau:
- Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Đông Hà (vùng III);
- Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện, thị xã còn lại (vùng IV);
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Mức lương tối thiểu vùng nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP nói trên, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Tin của Lê Văn Xá
- Xử lý hình sự đối với tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động (30/03/2022)
- Hội nghị phổ biến pháp luật lao động và thông tin một số nội dung dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) (30/03/2022)
- Chung tay xây dựng môi trường làm việc “Không khói thuốc là” (30/03/2022)
- Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng (30/03/2022)
- Quy định mới về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động (30/03/2022)
- Những người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (30/03/2022)
- Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (30/03/2022)