Chi tiết - Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội
Đang truy cập: 6
Hôm nay: 1187
Tổng lượt truy cập: 813.614
Một số điểm mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Ngày đăng: 28-03-2022
- 214 lượt xem
Ngày 18/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (gọi là Luật năm 2020). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung 54 điều về nội dung và 14 điều về kỹ thuật của Luật năm 2015, với những nội dung mới cơ bản sau đây:
1. Tiếp tục khẳng định và quy định cụ thể hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, ban hành VBQPPL
Luật 2015 | Luật 2020 |
Luật năm 2015 thể chế hoá trong từng khâu của quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL và được Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và địa phương thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
| Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung 06 Điều của Luật năm 2015 (Điều 47, 58, 92, 121, 130 và Điều 139), trong đó, bổ sung nội dung thẩm định, thẩm tra phải bảo đảm “Sự phù hợp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản và nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước”. * Lưu ý: Có những nội dung thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng mà không phù hợp với chính sách nhưng phù hợp với thực tiễn của mỗi địa phương thì có thể tham mưu Lãnh đạo trình xin ý kiến chỉ đạo. |
2. Bổ sung và làm rõ quy định về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL
Luật 2015 | Luật 2020 |
Phản biện xã hội đối với dự thảo VBQPPL của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang được thực hiện theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 và Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN. Chưa được quy định trong Luật Ban hành VBQPPL.
| Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Luật năm 2015: PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL, cụ thể: (1) Quy định rõ thời điểm thực hiện PBXH được thực hiện trong giai đoạn tổ chức lấy ý kiến về dự thảo VBQPPL; (2) Trường hợp dự thảo VBQPPL đã được PBXH thì hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định, thẩm tra, trình cơ quan có thẩm quyền phải bao gồm văn bản PBXH (phải là văn bản độc lập); (3) Bổ sung trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện PBXH và có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến PBXH khi chỉnh lý dự thảo văn bản. |
3. Bổ sung một số hình thức VBQPPL
Luật 2015 | Luật 2020 |
Luật năm 2015 chưa quy định hình thức nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng trên thực tế đã phát sinh việc ban hành nghị quyết liên tịch để hướng dẫn nội dung này [1]. Tổng Kiểm toán nhà nước không có thẩm quyền liên tịch ban hành thông tư, do vậy, việc phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với các cơ quan có liên quan gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và vai trò, trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước nói riêng trong phòng, chống tham nhũng.
| Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung vào khoản 3- khoản 8a Điều 4, Điều 18, Điều 25, Điều 109, khoản 1 và khoản 5 Điều 110của Luật năm 2015 như sau: - Bổ sung hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bổ sung hình thức thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ * Lưu ý: Luật năm 2020 cũng quy định rõ “Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ”. |
4. Sửa đổi thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp huyện, cấp xã
Luật 2015 | Luật 2020 |
Luật năm 2015 chưa quy định về việc ban hành VBQPPL để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương theo quy định tại Điều 13 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã được ban hành VBQPPL khi được Luật giao | Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 30 của Luật năm 2015 như sau: (1) Cho phép HĐND cấp huyện ban hành nghị quyết, UBND cấp huyện ban hành quyết định quy phạm pháp luật để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới. (2) HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã cũng được ban hành VBQPPL cả Luật giao và nghị quyết của Quốc hội giao. |
5. Quy trình xây dựng, ban hành một số loại văn bản QPPL
Luật 2015 | Luật 2020 |
Luật năm 2015 quy định tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo (quy trình 2 bước-tức là vừa lập đề nghị, vừa soạn thảo) đối với một số loại VBQPPL. Tuy nhiên, đối với việc ban hành một số loại nghị định của Chính phủ, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thì việc áp dụng quy trình 02 bước là chưa thực sự phù hợp, làm hạn chế khả năng phản ứng nhanh của Chính phủ và chính quyền địa phương đối với những nhu cầu, đòi hỏi cấp bách của tình hình kinh tế - xã hội. | Luật năm 2020 quy định có một số Nghị định không phải lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình 2 bước như quy định của Luật năm 2015 nhưng chú ý phải soạn thảo ngay và vẫn phải thực hiện đánh giá tác động của chính sách trong giai đoạn soạn thảo đối với nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 19 và Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27. + Tại khoản 3 Điều 19 Luật năm 2020 thay “đề cương dự thảo nghị định” bằng “dự kiến đề cương chi tiết dự thảo nghị định”; Quy định rõ hơn nội dung nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng nghị định. Theo đó, các nghị quyết này phải “nêu rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua”. + Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 111, quy định rỏ chỉ đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 mới phải xây dựng chính sách, đánh giá tác động của chính sách; lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết; thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết (theo quy định tại các Điều 112, 113, 114, 115 và Điều 116 của Luật năm 2015). Luật năm 2020 cũng đã bổ sung khoản 2a vào Điều 124, quy định cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự thảo nghị quyết khi chưa đủ các tài liệu trong hồ sơ hoặc hồ sơ gửi không đúng thời hạn theo quy định. |
6. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phối hợp của các cơ quan trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
6.1. Trách nhiệm của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong thẩm tra dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
Luật 2015 | Luật 2020 |
Theo quy định tại Điều 63 của Luật năm 2015 thì Hội đồng dân tộc (HĐDT) và các Ủy ban của Quốc hội chỉ có nhiệm vụ tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra theo sự phân công của UBTVQH. Luật năm 2015 cũng không yêu cầu các cơ quan này phải gửi văn bản tham gia thẩm tra đến cơ quan chủ trì thẩm tra | Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật năm 2015 liên quan đến hoạt động thẩm tra, cụ thể như sau: Thứ nhất, bổ sung trách nhiệm “gửi văn bản thẩm tra đến Ủy ban pháp luật và cử đại diện tham dự phiên họp thẩm tra của Ủy ban pháp luật” của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội khi thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực do mình phụ trách (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 47). Thứ hai, quy định rõ trách nhiệm của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội phải tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra về những nội dung liên quan đến lĩnh vực do mình phụ trách, đồng thời phải gửi văn bản tham gia thẩm tra đến cơ quan chủ trì thẩm tra và cử đại diện tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 63). Thứ ba, quy định bắt buộc việc gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết đến cơ quan chủ trì thẩm tra, HĐDT và tất cả các Ủy ban của Quốc hội để tiến hành thẩm tra, tham gia thẩm tra (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 64). Thứ tư, bổ sung nội dung thẩm tra về việc bảo đảm chính sách dân tộc nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề dân tộc (bổ sung khoản 6 Điều 65). Thứ năm, bổ sung một điều mới (Điều 68a) quy định về trách nhiệm của HĐDT trong thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Điều này quy định rõ về trách nhiệm thẩm tra của HĐDT, cách thức thẩm tra và nội dung thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án, dự thảo VBQPPL. |
6.2. Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Luật 2015 | Luật 2020 |
Luật năm 2015 chưa quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, do vậy thời gian qua còn để xảy ra sai sót. | Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung 04 điều của Luật năm 2015 (Điều 74, 75, 76 và Điều 77), cụ thể như sau: Thứ nhất, bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải có ý kiến bằng văn bản về những nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, trong đó nêu rõ vấn đề có ý kiến khác với dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và đề xuất phương án để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội (điểm b khoản 7 Điều 74, điểm b khoản 2 Điều 75, điểm e khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 77). Thứ hai, bổ sung trách nhiệm cơ quan trình đánh giá tác động của chính sách trong trường hợp đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Nhân dân đề nghị bổ sung và theo yêu cầu của UBTVQH (điểm a khoản 2 Điều 75, điểm b khoản 2 Điều 76). Thứ ba, bổ sung việc tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong trường hợp cần thiết để thảo luận, cho ý kiến đối với những dự án, dự thảo có những vấn đề quan trọng, vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (điểm d khoản 2 Điều 75). Thứ tư, bổ sung trách nhiệm của Tổng thư ký Quốc hội trong việc tổ chức tổng hợp ý kiến ĐBQH để báo cáo UBTVQH và gửi cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình (khoản 6 Điều 74, điểm c khoản 3 Điều 75). Thứ năm, quy định rõ hơn trách nhiệm phối hợp của Bộ Tư pháp trong suốt quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết giữa 2 kỳ họp của Quốc hội (điểm đ khoản 2 Điều 75). |
7. Quy định về xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn
Luật 2015 | Luật 2020 |
Luật năm 2015 không có thủ tục rút gọn.
| Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung thêm 3 trường hợp được xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút là: (1) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; (2) Kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn; (3) Ban hành ngay VBQPPL để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. * Lưu ý: Ở Trung ương: Thông tư cho phép áp dụng thủ tục rút gọn đối với những vấn đề cấp bách phát sinh từ thực tiễn và phải xin ý kiến của Chính phủ và của Bộ tư Pháp. Còn lại các thủ tục liên quan khác thì chỉ cần trao đổi, phối hợp chặt chẽ - không cần xin ý kiến của Chính phủ. |
8. Quy định thủ tục hành chính trong VBQPPL
Luật 2015 | Luật 2020 |
Về quy định thủ tục hành chính (TTHC) trong VBQPPL, trong quá trình thi hành Luật năm 2015, đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập sau: - Khoản 4 Điều 14 của Luật năm 2015 chỉ cho phép quy định TTHC trong các thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước và VBQPPL của chính quyền địa phương trong trường hợp được giao trong luật, mà không phải được giao trong các VBQPPL khác, kể cả nghị quyết của Quốc hội (về nguyên tắc, luật và nghị quyết của Quốc hội đều là văn bản thể hiện ý chí của Quốc hội và do Quốc hội ban hành). - Khoản 4 Điều 27 của Luật năm 2015 quy định HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng không cho phép quy định TTHC làm căn cứ để có thể thực hiện được các biện pháp đặc thù đó. Nhiều địa phương cho rằng quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật năm 2015 đã vô hiệu hóa khoản 4 Điều 27 của Luật này. Trên thực tế, Quốc hội đã ban hành một số nghị quyết về việc thực hiện thí điểm hoặc quy định các biện pháp có tính chất đặc thù để phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. - Khoản 4 Điều 172 cũng chỉ quy định “Những quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này được ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành chính mới” mà không cho phép sửa đổi, bổ sung các TTHC đã ban hành trước ngày Luật năm 2015 có hiệu lực. | Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 và khoản 4 Điều 172 của Luật năm 2015, cụ thể: (1) Ngoài trường hợp “được luật giao”, Luật năm 2020 đã bổ sung trường hợp “nghị quyết của Quốc hội giao” thì thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước và VBQPPL của chính quyền địa phương cũng được quy định TTHC (sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14). (2) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14, cho phép địa phương được quy định TTHC trong trường hợp cần thiết đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27. (3) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 172, cho phép sửa đổi, bổ sung các VBQPPL được quy định tại khoản 4 Điều 14 có chứa quy định TTHC, được ban hành trước ngày 01/7/2016 với điều kiện không được làm phát sinh thủ tục hành chính mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết thủ tục hành chính đang áp dụng. |
9. Xây dựng, ban hành nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp huyện
Luật 2015 | Luật 2020 |
- thời gian gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện đến Phòng tư pháp để thẩm định từ 10 ngày trước ngày UBND họp.
- thời gian gửi hồ sơ dự thảo quyết định của UBND cấp huyện đến Phòng tư pháp để từ 10 ngày trước ngày UBND họp; (2) Quy định rõ hồ sơ gửi thẩm định phải có “Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý”; (3) Quy định rõ nội dung thẩm định tại khoản 3; (4) Quy định rõ nội dung và thời hạn gửi báo cáo thẩm định; (5) Bổ sung thêm khoản 5 vào Điều 139, quy định cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định, đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Phòng Tư pháp khi trình UBND dự thảo quyết định. | - thời gian gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện đến Phòng tư pháp để thẩm định lên 20 ngày trước ngày UBND họp (sửa đổi Điều 134). - Tăng thời gian gửi hồ sơ dự thảo quyết định của UBND cấp huyện đến Phòng tư pháp để từ 10 ngày lên 20 ngày trước ngày UBND họp; (2) Quy định rõ hồ sơ gửi thẩm định phải có “Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý”; (3) Quy định rõ nội dung thẩm định tại khoản 3; (4) Quy định rõ nội dung và thời hạn gửi báo cáo thẩm định; (5) Bổ sung thêm khoản 5 vào Điều 139, quy định cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định, đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Phòng Tư pháp khi trình UBND dự thảo quyết định (Sửa đổi, bổ sung Điều 139) |
10. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác
a. Quy định rõ các trường hợp một VBQPPL được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều VBQPPL do cùng cơ quan ban hành
Luật 2015 | Luật 2020 |
Luật năm 2015 tại khoản 3 Điều 12 quy định về kỹ thuật một văn bản sửa nhiều văn bản, nhưng chưa quy định rõ khi nào thì được áp dụng kỹ thuật này, dẫn đến tình trạng kỹ thuật này bị lạm dụng nhiều trong thời gian qua | Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 12, xác định rõ 03 trường hợp một VBQPPL được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều VBQPPL do cùng cơ quan ban hành, gồm: (1) Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; (2) Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành; (3) Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt. |
b. Bổ sung trường hợp ngưng hiệu lực của VBQPPL
Luật 2015 | Luật 2020 |
Khoản 1 Điều 170 của Luật năm 2015 quy định “Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.”. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 153 của Luật quy định về các trường hợp VBQPPL ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thiếu trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 nêu trên | Luật năm 2020 đã bổ sung trường hợp này vào khoản 1 Điều 153. Đồng thời quy định rõ cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL quyết định ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản là để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
|
c. Xác định rõ thời hạn đăng tải và đưa tin VBQPPL ở trung ương và địa phương
Luật 2015 | Luật 2020 |
Điều 157 của Luật năm 2015 quy định về việc đăng tải và đưa tin VBQPPL, tuy nhiên chỉ quy định chung việc đăng tải chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với tất cả các VBQPPL do các cơ quan nhà nước ở trung ương, HĐND, UBND ban hành mà chưa phân biệt rõ quy trình của việc ký ban hành, công bố, thông qua là khác nhau tùy từng loại văn bản, do đó, thời hạn đăng tải tính từ các thời điểm này là khác nhau | Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 157, trong đó quy định rõ: - VBQPPL ở trung ương phải được đăng tải toàn văn trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành; - VBQPPL ở địa phương phải được đăng tải toàn văn trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành. |
d. Quy định hợp lý về thời gian, thời hạn gửi hồ sơ, tài liệu
Luật 2015 | Luật 2020 |
- Thời gian gửi hồ sơ thẩm định dự thảo nghị quyết do UBND cấp tỉnh trình từ 20 ngày; thời hạn gửi báo cáo thẩm định từ 10 ngày
- Thời gian gửi hồ sơ thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện từ 10 ngày
- Thời gian gửi hồ sơ thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp huyện từ 10 ngày; thời hạn gửi báo cáo thẩm định từ 05 ngày | - Thời gian gửi hồ sơ thẩm định dự thảo nghị quyết do UBND cấp tỉnh trình lên 25 ngày; đồng thời, tăng thời hạn gửi báo cáo thẩm định lên 15 ngày (sửa đổi, bổ sung Điều 121) - Thời gian gửi hồ sơ thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện lên 20 ngày (sửa đổi, bổ sung Điều 134). - Thời gian gửi hồ sơ thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp huyện lên 20 ngày. Đồng thời, tăng thời hạn gửi báo cáo thẩm định lên 15 ngày (sửa đổi, bổ sung Điều 139). |
e. Bổ sung một số từ, cụm từ; thay thế một số cụm từ
Luật năm 2020 có 02 khoản quy định về bổ sung từ, cụm từ và thay thế từ, cụm từ trong một số điều của Luật năm 2015 như: thay thế cụm từ “Báo cáo đánh giá tác động của văn bản” bằng cụm từ “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách” tại điểm c khoản 2 Điều 95; Bỏ cụm từ “Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội,” tại khoản 3 Điều 33, điểm a khoản 1 Điều 56 và khoản 4 Điều 57...
Thúy nhung
- Công bố quyết định điều động và bổ nhiệm ông Lê Nguyên Hồng, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị. (28/03/2022)
- Kế hoạch triển khai xây dựng chuyển đổi và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (14/11/2024)